Sự thật 3 tác dụng của cây chó đẻ răng cưa

Cây chó đẻ răng cưa có nhiều công dụng nhưng đáng chú ý nhất là giải độc, mát gan và tiêu mỡ máu. Cây có sức sống mạnh mẽ, ta thường thấy chúng mọc chen chúc chung với cỏ, thậm chí cả những nơi mà cỏ không sống được như kẽ nứt lề đường. Cây chó đẻ có nhiều loại, nhưng bài viết hôm nay, sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về 3 tác dụng của cây chó đẻ răng cưa, hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Bạn có quan tâm:

Kinh doanh bán buôn giày dép thì lấy hàng sỉ ở đâu rẻ tốt ?

3 tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
4.5 (90.59%) 17 votes

cay-diep-ha-chau

Cây chó đẻ?

Cây chó đẻ hay còn gọi là cây diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo…, Là cây thân thảo sống một năm (đôi khi lâu năm), mọc thẳng hay nằm bò, cao tới 80 cm; thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc; các nhánh nằm sóng soài hay thẳng, có cánh, có lông cứng dọc theo một bên. Cây chó đẻ có 2 loại:

✤  Cây chó đẻ thân đỏ (diệp hạ châu ngọt) tên khoa học là Phyllanthus urinaria: Thân cây có màu hanh đỏ và màu thường đậm nơi gốc cành, phân nhánh rất nhiều, phiến lá có màu xanh hơi đậm, dài và dày hơn cây chó đẻ thân xanh. Khi nhai có vị ngọt nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu ngọt. Loài cây này được khai thác trong tự nhiên để làm thuốc nhưng dược tính không mạnh bằng cây chó đẻ thân xanh nên không được trồng đại trà.

✤  Cây chó đẻ thân xanh – cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu đắng) tên khoa học là Phyllanthus niruri: thân cây có màu xanh tươi, cành ngắn, rất ít phân nhánh, phiến lá có màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn cây chó đẻ thân đỏ. Khi nhai có vị đắng nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu đắng. Đây là loài có dược tính mạnh nhất, khi nói về cây chó đẻ hay diệp hạ châu thì mọi người hầu như muốn nhắc đến loài này.  

3 tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
4.5 (90.59%) 17 votes

Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa

1/ Bảo vệ và phục hồi chức năng gan

Dựa trên những tính năng dược lý của cây chó đẻ, người ta thấy có kháng nguyên HSsAg, chứng tỏ cây tác dụng rất tốt trong việc kháng virus viêm gan B và ngăn ngừa được bệnh. Vì thế, với những ai mới được phỏng đoán bị viêm gan giai đoạn đầu, hoặc dòng họ có người bị bệnh gan và lo sợ mình cũng sẽ mắc bệnh, thì nên tìm sản phẩm từ cây chó đẻ răng cưa càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh gan hoành hành.

2/ Điều trị bệnh viêm gan B

Cây chó đẻ đã được Bệnh viên Quân khi IV đem vào thử nghiệm lâm sàng điều trị bệnh viêm gan B mãn tính trên 54 bệnh nhân. Và sau khoảng 4,5 tháng theo dõi, bệnh nhân đã giảm hoặc mất đi các triệu chứng lâm sàn có ở viêm gan B, đồng thời phục hồi chức năng gan một cách đáng kể.

Vì thế, tác dụng của cây chó đẻ răng cưa này đã trở nên nổi tiếng, cây đã được Bộ Y tế cho phép các Viện Dược liệu sản xuất với chức năng chính không những chữa bệnh gan, men gan tăng cao, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ; mà còn trợ giúp tiêu hóa, giúp giải nhiệt, giải độc gan do rượu bia.

3/ Giảm béo

Béo phì là chức năng hấp thụ thức ăn có vấn đề, làm cho tích lũy mỡ quá mức, có thân hình nặng nề, có nhiều nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, đái tháo đường, sỏi mật, hoa mắt, chóng mặt, đuối sức, căng tức ngực, khó thở, phụ nữ bế kinh, khó thụ thai và thậm chí là dẫn tới ung thư…

Lá sen và Diệp hạ châu là một kết hợp với điều trị bệnh béo phì, ăn nhiều thức ăn ngọt, sử dụng nhiều rượu bia. Khi kết hợp hai vị thuốc này cùng với chế độ ăn hợp lý, ít chất béo, tăng vận động thì người dùng sẽ đạt được mức cân nặng hợp lý và phòng chống được nhiều bệnh tật.

Ngoài ra, theo Y học cổ truyền thì cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Nhiều dân tộc đã sử dụng loại cây dược thảo này để chữa những bệnh nặng như: vàng da, bệnh lậu, viêm đại tràng, viêm phế quản, viêm âm đạo, u đau đớn kéo dài,… Và cả những bệnh nhẹ như: hen, sốt li bì, viêm họng, khó tiêu,…Không những thế, cây còn có thể sử dụng để đắp, chữa tại chỗ cho các bệnh ngoài da như: lở loét, ngứa ngáy, sưng hoặc phù nề. Và còn được coi là dược phẩm tốt cho việc lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, hạ nhiệt,…

Những nguy hại nếu không biết cách sử dụng cây chó đẻ

Người khỏe mạnh bình thường mà dùng cây chó đẻ uống hàng ngày sẽ dẫn tới xơ gan, teo gan. Bởi khi mật không tiết ra (ở người có bệnh như mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống cây chó đẻ hằng ngày, nghĩa là họ bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra.

Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan ấy phải làm việc nhiều hơn, khi đó sẽ dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất và gây bệnh. Cây chó đẻ có tác dụng nhuận gan nhưng càng dùng nhiều sẽ làm mật tiết ra nhiều. Dịch mật tốt và có lợi nhưng khi thừa mật thì chúng đọng lại quá nhiều ở ruột, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư ruột già. Ngoài ra, uống nhiều cây chó đẻ còn gây ra:

Làm giảm khả năng thụ thai: Chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc cây chó đẻ gây vô sinh. Tuy nhiên, theo nhiều thầy thuốc đông y, cây chó đẻ tối kị với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là vì đặc tính của cây thuốc này là gây co mạch máu và tử cung, uống vào sẽ khó thụ thai, dễ bị trụy thai.

Nguy hiểm cho người huyết áp thấp: Cây chó đẻ có tính phá huyết (giảm hồng huyết cầu, hạ huyết áp, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể) thì những trường hợp chỉ uống nghệ chữa đau bao tử sẽ gây hậu chứng bao tử bị bào mỏng, rau má mát nhưng chỉ thích hợp với người cao huyết áp (người huyết áp thấp uống vào sẽ bị hạ áp), cây trinh nữ hoàng cung ngăn ngừa phòng trị ung thư tử cung rất hay, nhưng uống nhiều sẽ gây nôn ói…

Mặc dù cây chó đẻ răng cưa có những tác dụng tốt trong việc chữa trị bệnh, tuy nhiên người sử dụng cần nắm vững kiến thức về loại cây này trước khi sử dụng. Với 3 tác dụng của cây chó đẻ răng cưa trên hi vọng giúp mọi người nắm bắt được thông tin về loại cây này để sử dụng tốt nhất! 

3 tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
4.5 (90.59%) 17 votes
3 tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
4.5 (90.59%) 17 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 3 tác dụng của cây chó đẻ răng cưa