Sự thật Ăn lá lốt sống có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ?

Lá lốt, tên khoa học là Piper Lolot là một loại cây thân thảo đa niên. Ở một số nơi người ta còn gọi là nốt hay lá nốt. Ngoài việc được sử dụng như một loại thực phẩm phổ biến và thơm ngon thì lá lốt còn có nhiều tác dụng khác mà không phải ai cũng biết. Lá lốt ăn sống có được không? Ăn lá lốt sống có tác dụng gì và ăn nhiều có tốt không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Ăn lá lốt sống có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ?
3.9 (77.8%) 82 votes

 

Đặc điểm cây lá lốt

– Nơi sống: Cây lá lốt thường mọc ở những nơi ẩm ướt ở trung du hay miền núi, trong vườn hoặc bất kỳ nơi nào có điều kiện môi trường phù hợp, nó rất phổ biến.

– Thân cây nhỏ, có màu xanh nhạt hoặc sẫm dần khi già, chiều cao khoảng 30 đến 40 cm, thân có phủ ít lông. Lúc đầu thân mọc thẳng, khi lớn thì trườn trên mặt đất.

– Lá của cây mọc so le, có hình bầu dục hoặc hình tim, khá mỏng, mép uốn lượn, có bẹ ở gốc. Lá có 5 gân chính phân ra từ cuống lá, mặt trên của lá loáng bóng.

– Hoa mọc riêng rẽ, hình thù hơi đặc biệt, tròn và dài như hình ngón tay nhưng thon nhỏ. Hoa có màu xanh khi mới xuất hiện và màu trắng khi đã trưởng thành.

– Quả của cây lá lốt thì mọng, trong quả có chứa một hạt. Người ta có thể dùng hạt này để phân tán sự sinh trưởng của cây bên cạnh cách giâm cành nơi ẩm ướt.

– Thành phần hóa học: Lá và thân chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, rễ cây chứa tinh dầu thành phần chính là benzylaxetat.

Lá lốt ăn sống có được không? Ăn lá lốt sống có tác dụng gì?

Chúng ta thường biết đến lá lốt như là một loại rau quen thuộc, dùng để nấu canh hay kho cá, hoặc cuốn thịt nướng,…Tuy nhiên lá lốt cũng có thể dùng ăn sống được, mặc dù một số người không chịu được mùi của lá lốt sống nhưng có người lại nghiện cái mùi thoang thoảng và vị nồng nồng cay cay của lá lốt sống.

Việc ăn lá lốt sống có thể khá xa lạ với chúng ta, nhưng trong dân gian, từ lâu đây có thể coi là một phương pháp để điều trị các bệnh lý thường gặp đấy.

Những tác dụng tuyệt vời khi ăn lá lốt sống:

– Chữa lạnh bụng, đau bụng: Theo các phân tích  khoa học, lá lốt có tính ẩm, chống hàn, vì thế nó có tác dụng trong việc chữa đau bụng, chống phong hàn, tay chân lạnh tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu,…

– Hỗ trợ chữa các bệnh lý xương khớp: Lá lốt có hiệu quả trong việc giảm các cơn đau nhức xương khớp, mỏi nhừ cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, như bệnh gút, đau cột sống lưng – cổ,…

– Điều trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân: Ăn lá lốt kiên trì trong vòng 5 – 7 ngày  hoặc uống nước lá lốt sẽ giúp chúng ta chế ngự được căn bệnh ra mồ hôi khó chịu này mà không tốn kém vào nhiều loại thuốc.

– Làm tăng khả năng sinh lý phái mạnh: Các đấng mày râu có thể áp dụng việc ăn lá lốt để tăng cường bản lĩnh đàn ông của mình bằng cách ăn sống hoặc chế nước để uống. Đây là một công dụng khá đặc biệt.

– Chữa đau răng: Đau răng và một số bệnh lý về răng miệng nói chung cũng có thể được chữa bằng cách ăn lá lốt sống. Cụ thể là giã nát lá lốt với vài hạt muối sống rồi ngậm vào miệng, sau đó nuốt hoặc không.

– Chữa say nắng: Khi có người bị say nắng, người mệt mỏi hoặc ngất xỉu, dân gian thường dùng lá lốt tươi giã nát cùng với lá khế, lá đậu ván trắng, đổ nước vào trộn đều lên rồi cho bệnh nhân uống sẽ khỏi.

– Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không lành: Ngoài việc ăn lá lốt thì kết hợp lá lốt với lá chanh, lá tía tô, lá ráy bằng cách phơi khô, giã nhỏ và đắp vào chỗ bị mụn nhọt lâu ngày sẽ thấy kết quả tích cực.

– Chữa viêm niệu đạo: Lá lốt cũng có tác dụng đối với những bệnh về niệu đạo hay viêm phụ khoa của chị em. Nhiều nơi, người ta dùng tinh chất của lá lốt để điều chế các loại thuốc để chữa những bệnh này.

Lưu ý: Trước khi sử dụng lá lốt để ăn sống thì phải rửa sạch, tốt nhất là rửa kĩ với nước muối loãng để loại bỏ những nguy cơ gây ngộ độc và đảm bảo an toàn vệ sinh, không để xảy ra tác dụng phụ.

Ăn lá lốt sống nhiều quá có tốt không?

Có khá nhiều công dụng của việc ăn lá lốt sống mà chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều loại lá này có tốt không?

Câu trả lời là không. Tất nhiên việc sử dụng một loại thảo dược từ thiên nhiên rất tiện lợi và giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều tiền, nhưng không nên quá lạm dụng vì nó có thể gây ra nhiều phiền phức.

Lá lốt thuộc tính ẩm, nên sử dụng với liều lượng vừa phải, đủ cần thiết, nếu không từ bổ nó sẽ thành độc cho cơ thể chúng ta. Cụ thể là:

– Bị nhiệt người, nóng người, táo bón, biểu hiện là môi lưỡi khô, khát nước bất thường, lợi hàm sưng đỏ,…

– Ảnh hưởng dạ dày, đường ruột. Nếu ăn lá lốt sống trong nhiều ngày liên tiếp sẽ khiến cho dạ dày bị nòng.

– Ngộ độc thực phẩm do cơ địa không thích ứng với thành phần hóa học của cây lá lốt hoặc người bị dị ứng.

– Nôn mửa, choáng váng cũng là một trong số những phản ứng bất thường của người ăn quá nhiều lá lốt sống.

Lời khuyên của chuyên gia: Với một người bình thường thì mỗi ngày chỉ ăn từ 50 đến 100g lá lốt, trường hợp để điều trị bệnh thì có thể nhiều hơn nhưng cần đảm bảo cơ thể phù hợp với lá lốt và không bị kích ứng hay mẫn cảm quá đáng.

Lá lốt khi được nấu chín thì công dụng chữa bệnh cũng không bị giảm đi. Do vậy chúng ta hãy chế biến nó cùng với những món ăn mà mình yêu thích theo cách riêng để không những phát huy những tác dụng của nó trong việc bồi bổ sức khỏe cũng như điều trị bệnh mà còn được thưởng thức lá lốt một cách an toàn.

Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý độc giả với chủ đề Ăn là lốt sống có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không? Qua đây chúng tôi muốn nhắn nhủ: Lá lốt cũng như muôn vàn loài thực phẩm có trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam, đều không chỉ có mùi vị hấp dẫn mà còn mang trong mình nhiều công dụng hữu ích. Chúng ta nên biết tận dụng chúng một cách khoa học, đừng để những loại thuốc quý này trở nên có hại vì sự lạm dụng của chúng ta.

Ăn lá lốt sống có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ?
3.9 (77.8%) 82 votes

Ăn lá lốt sống có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ?
3.9 (77.8%) 82 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Ăn lá lốt sống có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không ?