Sự thật Những tác dụng của cây rau hẹ

Rau hẹ được sử dụng nhiều trong các bữa ăn gia đình, giúp món ăn trở nên đẹp mắt, kích thích ngon miệng hơn. Không chỉ là rau gia vị, rau hẹ còn có những tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Sau đây là những tác dụng của cây rau hẹ mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn đọc, mời các bạn cùng tìm hiểu. 

Những tác dụng của cây rau hẹ
Rate this post

Rau hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Danh pháp khoa học là Allium ramosum L. (dạng hoang dã, đồng nghĩa: Allium odorum L.) hay Allium tuberosum Rottler ex Spreng. (dạng gieo trồng), thuộc họ Hành (Alliaceae). Các văn bản gần đây chỉ liệt kê nó dưới tên gọi Allium ramosum. Một số nhà thực vật học còn đặt cả các giống hoang dã và giống gieo trồng vào A. ramosum do có nhiều dạng trung gian tồn tại. Mùi vị của nó là trung gian giữa tỏi và hành tăm.

cay-he-benhvn

Những tác dụng của cây rau hẹ

Trong sách Bản thảo thập di viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”. Còn các bác sĩ đông y thì cho rằng, lá hẹ có thể sử dụng như một loại thực phẩm để ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.

Hẹ cũng chứa nhiều vitamin K – loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.

Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt. 

Những tác dụng của cây rau hẹ
Rate this post

Hẹ nhiều dưỡng chất có lợi nhưng lại rất ít calories , do vậy việc bổ sung hẹ vào các bữa ăn hàng ngày còn giúp bạn giảm cân mà cơ thể vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. 100g hẹ tươi chỉ chứa 30 calories nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể.

Mời bạn tham khảo thêm về tác dụng của cây lá hẹ >> https://cayvala.com/la-he/

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây rau hẹ

Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.

Viêm loét dạ dày thể hàn; đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Rau hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.

Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.

Trĩ sưng đau: Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).

Chứng tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ (cả gốc) rửa sạch, cho vào 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.

Lưu ý khi dùng hẹ

  • Hẹ kỵ với mật ong nên nếu muốn nước hẹ ngọt, dễ uống thì chỉ thêm đường phèn, tránh dùng mật.
  • Một số hoạt chất trong hẹ dễ bay hơi, phân hủy nên chỉ dùng nước hẹ tươi hoặc hấp chín, không sắc hoặc đun sôi kỹ vì sẽ làm giảm tác dụng của các hoạt chất.
  • Toàn thân hẹ đều có dược tính nên khi dùng làm thuốc, tốt nhất dùng cả hoa, lá và rễ. Hẹ thu hoạch quanh năm nhưng mùa xuân dược tính cao hơn.

Trên đây là Những tác dụng của cây rau hẹ hi vọng giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức, hiểu rõ hơn về những lợi ích mà rau hẹ mang đến cho sức khỏe của chúng ta.

Những tác dụng của cây rau hẹ
Rate this post
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Những tác dụng của cây rau hẹ