Sự thật Những tác dụng của cây rau kinh giới

Rau kinh giới không chỉ được biết đến là loại rau gia vị không thể thể hiếu trong các món ăn cá, lẩu,… mà nó còn là vị thuốc trong đông y, có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt. Với bài viết: Những tác dụng của cây rau kinh giới dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn. Mời bạn cùng đón xem! 

Xem thêm:
https://tacdungcuacay.com/p/8-tac-dung-cua-cay-la-voi.html
https://tacdungcuacay.com/p/8-tac-dung-cua-cay-dau-tam.html
https://tacdungcuacay.com/p/8-tac-dung-cua-cay-bac-ha.html
https://tacdungcuacay.com/p/7-tac-dung-cua-cay-rau-ngot-song.html
https://tacdungcuacay.com/p/6-tac-dung-cua-cay-ha-thu-o.html
https://tacdungcuacay.com/p/6-tac-dung-cua-cay-xuong-rong.html

Những tác dụng của cây rau kinh giới
2.5 (50%) 4 votes

Đặc điểm rau kinh giới

Rau kinh giới có tên khoa học là Elsholtzia cristata là một loài cây thảo thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Kinh giới còn gọi với tên khác là kinh giới rìa, kinh giới trồng, đây là một loại rau thơm và cây thuốc.

Kinh giới mọc phân bố ở khu vực đồi núi, đất bỏ hoang, với địa hình nhiều nắng, bờ sông suối hay trong rừng; ở cao độ 0-3.400 m. Rau kinh giới có tại Ấn Độ, Campuchia, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanma, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc (ngoại trừ các tỉnh Thanh Hải và Tân Cương), Việt Nam, kinh giới cũng được du nhập vào châu Âu và Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, kinh giới được trồng ở nhiều nơi, thường được dùng để ăn sống.

Những tác dụng của cây rau kinh giới
2.5 (50%) 4 votes

Đặc điểm rau kinh giới:

  • Cây kinh giới cao khoảng 30 – 50 cm.
  • Có thân vuông, mọc đứng, có lông mịn.
  • Lá mọc đối, phiến thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống lá dài 2 – 3cm.
  • Quả gồm 4 quả hạch nhỏ, nhẵn, cây ra hoa vào 2 mùa là mùa hạ và mùa thu.
  • Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành.
  • Cây chứa tinh dầu có vị cay, đắng, mùi thơm. Xem thêm máy khuếch tán tinh dầu >> https://naototnhat.com/may-khuech-tan-tinh-dau.html

kinh-gioi-thuoc-quy-cua-moi-nha

Những tác dụng của rau kinh giới

Giảm đau bụng kinh: Rau kinh giới có đặc tính giúp giảm đau, đặc biệt nó rất tốt trong việc làm giảm đau bụng kinh. Để giảm đau, bạn có thể pha trà kinh giới để uống bằng cách pha 1/2 muỗng cà phê rau kinh giới khô nghiền nhỏ với nước sôi, hoặc đơn giản là nhai rau tươi. Trừ ứ, cầm máu: Kinh giới đốt tồn tính, nghiền nhỏ. Ngày 2 -3 lần, mỗi lần 8g, uống với nước. Dùng cho chứng thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu.

Chữa cảm lạnh: Đây cũng là một liệu pháp rất tốt cho những ai bị cảm lạnh. Thêm một vài giọt rau kinh giới vào ly nước cam sẽ có tác dụng rất tốt trong việc thông mũi, giảm đau nhức. Vitamin C sẽ từ nước cam sẽ làm tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại những cơn cảm lạnh bất ngờ. Chữa cảm hàn: Toàn kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 – 4g, sắc nước uống trong ngày.

Trị mề đay, nóng trong: Kinh giới 16g, kim ngân 20g, hạ khô thảo 16g, thương nhĩ 12g, nam hoàng bá 16g, chi tử 12g, sài hồ 10g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt, tiêu độc, bình can, lợi tiểu. Chữa dị ứng: Dùng bộ phận trên mặt đất của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt. Đem kinh giới Sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.

Chữa trúng phong, cấm khẩu: Kinh giới 12g phối hợp với sắn dây 24g, sắc uống chữa sốt nóng, nhức đầu, đau mình. Nước sắc toàn kinh giới uống nóng với nước ép măng tre và nước cốt gừng chữa trúng phong, cấm khẩu.

Diệt ký sinh trùng trong ruột: Rau kinh giới chứa hai hợp chất kháng khuẩn mạnh có tên là thymol và carvacrol, rất tốt trong việc diệt ký sinh trùng trong ruột. Rau còn có thể xoa dịu hệ thống tiêu hóa, rối loạn dạ dày và chứng khó tiêu.

Chữa dị ứng: Dùng bộ phận trên mặt đất của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt. Đem kinh giới sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh.

Hỗ trợ phục hồi tê bại chân tay: Kinh giới 1 nắm, bạc hà bằng nửa kinh giới, đậu hạt (xay vỡ) 80g, gạo lứt 100g. Đem dược liệu sắc lấy nước bỏ bã, nước sắc nấu với gạo và đậu thành cháo, chín cháo thêm chút dấm muối cho ăn khi đói.

Bảo vệ tim mạch: Trong rau kinh giới có thành phần kali, chất này có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Không những vậy loại rau này còn có chất chống oxy hóa, có thể giảm được căng thẳng, stress nhờ đó mà bạn có thể ngăn ngừa được những bệnh về tim.

Chữa bệnh hen suyễn: Chất flavonoid, tecpen và carvacrol trong rau kinh giới có hàm lượng rất cao, nhờ thành phần chất này mà cơ thể bạn có được hiệu quả chống lại bệnh hô hấp và phế quản tốt. Để chữa bệnh hen suyễn: bạn uống trà kinh giới thêm 1 thìa mật ong sẽ có hiệu quả giảm những cơn hen suyễn bất thường khi thay đổi thời tiết khiến bạn khó chịu.

e5f13dfd48e898dca502b718c941c702

Rau kinh giới có phải là rau tía tô không?

Qua những thông tin trên, các bạn đã biết rau kinh giới có phải là rau tía tô không rồi đúng không nào. Chúng là hai loại rau dùng để ăn sống nhưng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về loại rau tía tô nhé.

– Tía tô là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng.
– Tía tô có đặc điểm hình thái như sau:

  • Cây thảo, cao 0,5- 1m.
  • Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa.
  • Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.
  • Quả bế, hình cầu.
  • Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

Cây tía tô có tác dụng gì?

  • Lá và hạt tía tô đều được dùng trong ngành ẩm thực của các nước Ấn, Hoa, Hàn và Nhật.
  • Tại Việt Nam, lá tía tô dùng ăn sống cũng như nấu chín như trong món canh cà bung, ngoài ra lá tía tô còn được dùng cuốn chả nướng tương tự như chả lá lốt hay chả xương xông.
  • Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc được dùng để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt có chứa tinh dầu có tính nhanh khô (can tính), giúp bảo quản và khử trùng thức ăn.

Qua Những tác dụng của cây rau kinh giới trên, hi vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, đồng thời phân  biệt được giữa rau kinh giới và rau tí tô nhé. 

Những tác dụng của cây rau kinh giới
2.5 (50%) 4 votes
Những tác dụng của cây rau kinh giới
2.5 (50%) 4 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Những tác dụng của cây rau kinh giới