Sự thật 7 tác dụng của cây rau ngải cứu

Ngải cứu là loại cây được biết với nhiều tác dụng trong việc chế biến món ăn và dùng như một vị thuốc đông y chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Dưới đây là 7 tác dụng của cây rau ngải cứu mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn đọc, các bạn có thể cùng tham khảo để hiểu rõ hơn nhé! 

7 tác dụng của cây rau ngải cứu
4.1 (81.43%) 14 votes

cay-ngai-cuu

Cây ngải cứu là cây gì?

Cây ngải cứu còn có tên khác là ngải diệp, quá sú, thuốc cứu, nhả ngải, có linh li, đây là loài thực vật thuộc họ Cúc. Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, ưa độ ẩm, rất dễ trồng.

Cây ngải cứu cao khoảng 0,4-1m, cảnh non thường có lông li ti. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.

Lá và ngọn cây ngải cứu được dùng để ăn hoặc sắc thuốc, nhưng thông thường dùng sắc thuốc chứ ít ai ăn cây ngải cứu. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt, khi phơi khô nó thường gọi là ngải điệp. á ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. 

7 tác dụng của cây rau ngải cứu
4.1 (81.43%) 14 votes

Tác dụng của cây ngải cứu trong làm đẹp

Trong cây ngải cứu có một số hoạt chất có tác dụng giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non. Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên da, từ đó hỗ trợ làm sạch da, giảm nhờn đó các bạn. Thực tế thì các bạn có thể trồng cây ngải cứu để sử dụng khi cần thiết, hoặc mua ở chợ cũng có rất nhiều nha.

1/ Trị sẹo với hỗn hợp ngải cứu và dầu oliu
Các mụn trứng cá khi vỡ thường để lại sẹo và vết thâm. Bạn có thể lấy một ít tinh dầu ngải cứu, sau đó thêm dầu oliu trộn theo tỷ lệ 1:2. Trước khi đi ngủ hãy rửa mặt thật sạch rồi bôi tinh dầu này lên vết sẹo để qua đêm.

Hỗn hợp này sẽ giúp tuần hoàn máu dưới da lưu thông dễ dàng, các tế bào da nhanh chóng được tái tạo do đó sẹo mụn sẽ dần dần biến mất. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bạn xóa mờ các vết thâm sẹo hiệu quả.

2/ Dưỡng da với ngải cứu
Lấy lá ngải cứu, rửa sạch rồi giã (xay) nhuyễn chúng đắp lên da khoảng 20 phút. Trong khoảng thời gian này, ngải cứu có tac dụng kích thích lưu thông, tuần hoàn máu, thấm hút sạch các chất nhờn từ da và giúp làn da có thêm độ ẩm mới, tái tạo bề mặt da. Nên đắp mặt nạ 1-2 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng của cây ngải trong việc chữa bệnh

1/Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
 Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

2/ Điều hòa kinh nguyệt 
Ngải cứu có tác dụng quan trọng trong việc điều trị kinh nguyệt với các biểu hiện như: kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh. Sử dụng ngải cứu là bài thuốc hữu hiệu và an toàn để điều hòa kinh nguyệt. Có thể chế biến thành các món ăn để ăn hàng ngày trong thời kỳ kinh nguyệt. cách khác là sắc ngải cứu với nước để uống hàng ngày, áp dụng cho khoảng thời gian 1 tuần trước khi có kinh, thực hiện phương pháp này hàng ngày với liều lượng 3 lần uống trong ngày, trọng lượng từ 6-12g.

3/ Suy nhược cơ thể, kém ăn
Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

4/ Công dụng cầm máu
Lá ngải cứu rửa sạch, giã nát cùng một chút muối đắp lên vết thương là phương thuốc hữu hiệu giúp cầm máu. Ngải cứu có tác dụng cầm máu đối với các chứng bệnh như ho ra máu, nôn ra máu, có thai ra máu…

5/ Trị bệnh gai cột sống
Bài thuốc trị gai cột sống từ ngải cứu được kết hợp với mật ong. Rửa sạch ngải cứu, giã nát, cho thêm 2 thìa mật ong và vắt lấy nước uống. Thực hiện uống liên tục trong 1-2 tuần.

Nguy hiểm nếu dùng ngải cứu không đúng cách

Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, vì ngải cứu không gây kích thích tử cung.

Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria).

Với 7 tác dụng của cây rau ngải cứu trên hi vọng mang lại những thông tin, kiến thức hữu ích, giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại cây thảo dược này. 

7 tác dụng của cây rau ngải cứu
4.1 (81.43%) 14 votes
7 tác dụng của cây rau ngải cứu
4.1 (81.43%) 14 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 7 tác dụng của cây rau ngải cứu