Sự thật 8 tác dụng của cây mã đề

Không chỉ có tác dụng trong việc chữa đái rắt, cây mã đề còn mang đến nhiều tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe, đẩy lui bệnh tật cho chúng ta. Sau đây, hãy cùng chúng tôi theo dõi 8 tác dụng của cây mã đề để hiểu rõ hơn nhé! 

Bạn có quan tâm:

Kinh doanh bán buôn giày dép thì lấy hàng sỉ ở đâu rẻ tốt ?

8 tác dụng của cây mã đề
4.1 (82.5%) 8 votes

1466686117-nhung-cong-dung-than-ky-cua-cay-ma-de-nha-nao-cung-phai-co-mot-cay1

Cây mã đề là cây gì?

Cây mã đề hay còn gọi là mã tiền á, xa tiền, cây có tiên khoa học là  Plantago asiatica L là một chi chứa khoảng 200 loài thực vật có kích thước nhỏ, được gọi chung là mã đề. Các loài mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Á, Úc, New Zealand, Châu Phi và Châu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.Ở Việt Nam cây mã đề lá lớn được trồng phổ biến để làm rau và cây mã đề lá nhỏ mọc hoang dại trên khắp cả nước chủ yếu được dùng làm thuốc.

Mã đề là cây thân thảo, sống lâu năm, tái sinh bằng nhánh và hạt, thân cao khoảng 10–15 cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5–12 cm, rộng 3,5 – 8 cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn. Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài 10–15 cm, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Mùa hoa nở trong tháng 7-8. Hoa thụ phấn nhờ gió và phát tán bằng hạt. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Hạt rất nhỏ nhưng có thể thu hoạch và nghiền nát để trích lấy dung dịch keo bột. Một cây có thể sản sinh hàng ngàn hạt, hạt khuếch tán nhờ gió.

Cây mã đề được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ những vùng ẩm ướt ở đồng bằng, vùng ven biển cho đến các khu vực bán sơn địa và vùng núi cao. Loài cây này trở thành loài cỏ dại có tính quốc tế, trở thành loài cây xâm nhập nguy hiểm ở một số nước. 

8 tác dụng của cây mã đề
4.1 (82.5%) 8 votes

Trong lá cây Mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, với 100 gram lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.

Cây mã đề được dùng nhiều trong các món ăn

Lá cây Mã đề được dùng làm rau. Ở Việt Nam lá cây Mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác. Lá rau Mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng khác. Lá rau Mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị…

Nhiều nước ở Châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây Mã đề non để làm rau. Ở Nhật Bản rau Mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống. Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.

Tác dụng chữa bệnh của rau mã đề

Theo quan điểm của Đông y, cây Mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, giống cây Mã đề được trồng là giống Mã đề lá lớn có giá trị dược liệu kém hơn các giống Mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự nhiên. Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu… Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam…

Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ
Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ – nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.Chữa chứng sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g – củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày – uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.

Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già
Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói – ăn nhiều mắt sáng làm người mát.

Chữa viêm cầu thận mạn tính
Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sỏi niệu
Hạt mã đề 12-40 g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ 20-40 g, hoạt thạch 20-40 g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm bàng quang cấp tính
Mã đề 16 g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa tiểu tiện ra máu
Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng – có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.

Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy
Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống – nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông – có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.

Chữa chứng sốt xuất huyết
Mã đề tươi 50g – củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày – uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.

Xem nhiều hơn tại : https://cayvala.com/cay-ma-de/

Rau mã đề có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng. Trên đây là 8 tác dụng của cây mã đề mà bài viết muốn gởi đến bạn đọc, hi vọng mang lại nhiều thông tin hữu ích. 

8 tác dụng của cây mã đề
4.1 (82.5%) 8 votes
8 tác dụng của cây mã đề
4.1 (82.5%) 8 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 8 tác dụng của cây mã đề