Sự thật Củ cải trắng có tốt cho bà bầu không?

Củ cải trắng (Nhân sâm bình dân) là một trong những loại rau của phổ biến trong mùa thu đông. Chính vị ngọt, thanh mát của củ cải đã chinh phục tất cả những người khó tính nhất. Vấn đề đặt ra là nếu sử dụng thực phẩm này quá nhiều liệu có tốt không? Củ cải trắng có tốt cho bà bầu không?

Củ cải trắng có tốt cho bà bầu không?
3.5 (70%) 2 votes

Thành phần dinh dưỡng của củ cải trắng

Ngoài tác dụng là thực phẩm, củ cải còn được biết đến với những tác dụng chữa bệnh. Vì thế, trong thực đơn hằng ngày, củ cải trắng trở nên quen thuộc khi được dùng để chế biến món ăn như: luộc, xào nấu với thịt, kho với cá, gà hoặc vịt, thái mỏng ngâm giấm để làm rau trong bánh mì, cơm tấm, nấu canh, nấu nước lèo cho phở, hủ tíu, bún bò…

Trong củ cải gồm có nhiều chất có lợi cho sức khỏe như: protid, glucid, xenluloza, canxi, photpho, vitamin B1, B2, PP, C…Cụ thể, cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg vitamin C…

Tác dụng chữa bệnh của củ cải trắng

Trong sách “Lĩnh Nam bản thảo” của Hải Thượng Lãn ông có viết về củ cải trắng với một cái tên là “la bặc căn”. Trong đó, ông đã đề cao củ cải khi mang trong mình công dụng long đờm, tiêu thủng, tán phong tà, phá ứ, thông tê, trừ lỵ… Còn hạt củ cải hay còn gọi là “la bặc tử” (vị cay ngọt, tính bình) có tác dụng trừ đờm, chữa ho, chữa lỵ, ung sang, đại tiểu tiện không thông và chữa nhiều bệnh khác. Như vậy, rõ ràng, ngay từ xa xưa, công dụng của củ cải trắng trong việc chữa bệnh đã được khám phá và phát huy. Theo thống kê của các chuyên gia y tế, củ cải trắng có rất nhiều công dụng, có thể kể đến như:

  1. Củ cải trắng có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu

Theo nghiên cứu, củ cải trắng có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm mức cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo trung tính trong máu. Ăn nhiều củ cải trắng sẽ làm tăng đáng kể HDL cholesterol (cholesterol tốt). Từ đó, có tác dụng giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, chất cay có trong củ cải trắng có tác dụng giúp kháng khuẩn, điều hòa gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Chính vì vậy, nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, hoặc có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng.

  1. Hỗ trợ chức năng gan, phòng ngừa bệnh tim mạch

Trong củ cải có chứa các hoạt tính sinh học betain. Các hoạt tính này có tác dụng hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh, giúp làm giảm homocysteine huyết tương- là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và tốt cho não bộ.

Một nghiên cứu tại Đại học Wake Forest đã chỉ ra rằng: lượng nitrat có trong củ cải có thể làm tăng lượng máu đến não, cải thiện bệnh rối loạn tiền đình, rối loạn chức năng tâm thần. Đồng thời có thể tăng cường sức khỏe não bộ, thậm chí bảo vệ tế bào não trong nhiều năm.

  1. Điều trị những bệnh liên quan đến đường hô hấp

Theo Lương Y Hoàng Duy Tân – Phó Chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai, củ cải trắng được coi “là khắc tinh của các bệnh đường hô hấp, kích thích tiêu hoá…” Vì thế, nếu gặp những vấn đề liên quan đến hô hấp như: hay bị ho và mắc cảm lạnh, củ cải trắng có thể là một thực phẩm tuyệt vời được bổ sung vào chế độ ăn uống. Ngoài chức năng là một thực phẩm ngon, chất lượng, củ cải trắng còn là mộ thần dược tuyệt vời bởi công dụng chống sung huyết, hình thành các chất nhầy trong cổ họng. Bên cạnh đó, củ cải trắng còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng dẫn đến cảm lạnh và ho. Người bệnh có thể dùng sống củ cải trắng bằng cách thái lát mỏng ngâm với mật ong để qua đêm để ngậm hoặc nhai nuốt từ từ để trị chứng ho khan, tiêu đờm, bảo vệ thanh quản.

  1. Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Theo một nghiên cứu của Nutritionoffers, rễ củ cải trắng có một chất gọi là isothiocyanates. Chất này có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt cơ chế tự hủy của loại tế bào ác tính này. Ngoài ra, trong củ cải còn chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Chính vì thế, củ cải trắng trở thành thần dược trong phòng và điều trị bệnh ung thư.

  1. Khả năng chống một số loại virut

Phải nói rằng, thành phần dinh dưỡng trong củ cải rất cao và phong phú, trong đó có một hàm lượng lớn vitamin C giúp cơ thể chống lại tác động xấu của virut. Ngoài ra, lượng vitamin C này còn có tác dụng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Do vậy, việc ăn củ cải thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virut.

  1. Phòng tránh thiếu máu

Trong củ cải có một hàm lượng lớn vitamin B12, giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin. Do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.

  1. Chống lão hóa cho da

Vitamin A, C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C trong củ cải nhiều hơn các loại rau củ khác nên giúp cơ thể phòng chống lão hóa da, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm.

  1. Giảm béo

Chính vì chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, cộng thêm hàm lượng chất xơ cao mà củ cải trắng làm người ăn cảm thấy no nhanh. Tuy nhiên, hàm lượng calo có trong củ cải rất ít nên củ cải trở thành thuốc giảm cân vô cùng đơn giản và tuyệt vời. Theo nghiên cứu, cứ 100g củ cải tươi thì chứa 16 calories. Số lượng calo này quá thấp so với các loại thức ăn thông thường, vì thế, giảm cân bằng củ cải trở nên hữu hiệu hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể xay củ cải ra làm nước ép, dùng trước bữa ăn nhằm giảm tình trạng thèm ăn, đồng thời canh hoặc những món ăn từ củ cải có thể thay thế một lượng lớn đường và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày. Chính vì vậy, củ cải trắng đã được phụ nữ Nhật Bản tin dùng trong nhiều năm nay.

  1. Củ cải trắng giúp ổn định huyết áp

Là nguồn thực phẩm giàu kali, củ cải trắng giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định.

  1. Củ cải trắng giải quyết vấn đề mang tên “bệnh tiểu đường”

Củ cải trắng hay còn gọi là củ cải đường là một loại thực phẩm cung cấp cung cấp lượng đượng an toàn cho cơ thể, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị đái tháo đường. Ở những người mắc bệnh này thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột. Củ cải trắng lại rất giàu chất xơ, và có chỉ số glycemic thấp, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng củ cải vì nó không làm lượng đường trong máu tăng lên.

  1. Điều trị táo bón

Phải nói rằng, táo bón là căn bệnh phổ biến hay gặp phải đặc biệt là ở người già, trẻ em, những người ít vận động, tập thể dục, người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ. Củ cải trắng có khả năng giải quyết vấn đè thường xuyên và nan giải này bởi lẽ nó có hàm lượng chất xơ cao, giúp làm sạch các thức ăn, cặn bã bị mắc kẹt trong ruột già và sau đó tống ra ngoài. Bên cạnh đó, củ cải trắng còn tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả nhất. Các chất xơ trong loại thực phẩm này cũng giúp thúc đẩy sự hấp thu kẽm và khoáng chất.

  1. Phòng chống viêm đường tiết liệu, bảo vệ thận

Các hợp chất diuretic tự nhiên có trong củ cải trắng có tác dụng rất tốt để cải thiện sức khỏe của quả thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Củ cải gọt vỏ, tẩm mật ong, sấy khô dùng làm thực phẩm cũng có thể hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận, sỏi mật.

  1. Giảm triệu chứng nóng trong người

Mang trong mình vị thanh mát và tính hàn, củ cải đem đến một phương pháp vô cùng đơn giản chính là dùng củ cải nấu nước dùng làm nước súc miệng để làm giảm những triều chứng như nóng trong miệng, nổi bọc nước… Nước ép từ củ cải còn có tác dụng làm giảm mụn, thanh nhiệt, mát gan.

  1. Trị nám và tàn nhang

Sẽ không ngờ được khi phương pháp trị nám hiệu quả nhất từ thiên nhiên chính là sử dụng củ cải trắng. Cách sử dụng rất đơn giạn, chỉ cần tiến hành ép củ cải lấy nước, sau đó thoa lên vùng da bị nám hoặc tàn nhanh để yên trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước. Duy trì phương pháp này thường xuyên từ 2 – 3 lần trong một tuần, chúng ta sẽ có được một làn da như mong muốn.

Củ cải trắng có tốt cho bà bầu không?

  1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong củ cải giúp bào thai phát triển tốt

Như đã nói ở trên, củ cải dồi dào vitamin C, B, can xi, photpho, kẽm và cả axit folic. Trong đó, vitamin C đóng vai trò quan trọng như là một chất chống oxy hóa, bảo vệ các mô tế bào khỏi hư hỏng và giúp cơ thể hấp thu sắt và xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho phụ nữ mang thai. Axit folic có tác dụng giúp tránh cho bào thai khỏi các khuyết tật ống thần kinh cũng với kẽm đóng vai trò xây dựng chức năng hệ thần kinh và bộ não của bé. Ngoài ra, canxi và photpho có trong củ cải còn giúp xương và răng bào thai định hình tốt, vitamin B đóng vai trò quan trọng giúp bào thai phát triển.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, hầu hết những chất dinh dưỡng có trong củ cải đều có tác dụng tốt đối với bà bầu. Chính vì thế, các mẹ có thể an tâm sử dụng củ cải trong thời gian thai kì, nhất là trong 4 tuần đầu mang thai.

  1. Giúp mẹ bầu chống cảm lạnh

Trong thời kì mang thai, cơ thể của bà bầu khá yếu, dễ bị cảm lạnh nhất là vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp cùng với lượng gió và mưa lớn hơn bình thường. Những món ăn từ cải sẽ giải quyết được vấn đề này, phòng ngừa cảm lạnh và bảo vệ hai mẹ con trong thời kì mang thai.

  1. Giúp bà bầu an tâm về ngoại hình và cân nặng

Như đã đề cập ở trên, củ cải là một phương thuốc hữu hiệu nhằm giúp giảm cân và làm đẹp da an toàn. Bởi lẽ, trong lúc bầu bí, rất nhiều chị em không kiểm soát được cân nặng và ngoại hình của mình khiến bản thân bị sồ sề, đồng thời gặp nhiều vấn đề về nám và tàn nhang khiến da mặt trở nên xấu đi. Lúc này, sử dụng nước ép từ củ cải trắng là một phương pháp làm đẹp da hữu hiệu mà không gây hại cho bà bầu. Khi thoa nước ép củ cải trắng trên mặt, chúng sẽ tạo thành một chất làm se da và tẩy trắng, giúp loại bỏ mụn đầu đen, tàn nhang và nám da hiệu quả. Thậm chí, bạn cũng có thể dùng cả lá củ cải để thay thế bởi ngoài vitamin A, hàm lượng vitamin C trong lá nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám – nỗi ám ảnh của các bà bầu, và giữ cho da được trắng mềm. Đồng thười, chất xơ có trong củ cải cũng có tác dụng xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, bài trừ độc tố, cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc…

  1. Lưu ý cho bà bầu

Vì cơ địa của bà bầu yếu hơn bình thường nên việc sử dụng quá nhiều củ cải trắng sẽ làm tăng tiểu rắt, gây khó chịu, rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng dễ hơn so với bình thường.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng: bà bầu chỉ nên ăn 1 – 2 bữa củ cải được nấu chín mỗi tuần như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Có như vậy, việc sử dụng củ cải mới mang lại lợi ích tốt nhất.

Củ cải trắng có độc không?

Bất cứ mộ loại thực phẩm nào, dù tốt đến đâu nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ cho lại những tác dụng phụ không mong muốn. Củ cải trắng cũng vậy bởi lẽ nó sẽ trở nên không tốt nếu mọi người không biết cách sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng củ cải trắng:

  • Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Tránh việc sử dụng củ cái trắng sống làm nộm hoặc cải muối chua bởi dễ gây ra ngộ đọc, đau bụng, khó chịu.
  • Củ cải có tính lợi tiểu nên khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt, gây khó chịu, rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng… Vì thế, không nên ăn quá nhiều củ cải trắng
  • Không ăn củ cải trắng với lê, táo nho bởi hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải. Khi kết hợp các loại trái cây này chung với củ cải, có thể gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng.
  • Không ăn củ cải trắng với nhân sâm bởi như vậy sẽ khiến những lợi ích của nhân sâm bị thuyên giảm. Hơn nữa, củ cải tính hàn, hạ khí kết hợp với nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu với nhau, làm mất giá trị của hai loại chất vốn chứa đầy dinh dưỡng này.
  • Không ăn củ cải với cà rốt bởi trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin C có trong củ cải. Vì thế, việc sử dụng đồng thời hai loại thực phẩm chẳng khác nào bạn vô tình tiêu hủy lượng vitamin C đưa vào trong cơ thể.

Như vậy, không thể phủ nhận những lợi ích khôn lường của củ cải trắng. Tuy nhiên, cũng như bất kì một loại thực phẩm nào, chỉ khi sử dụng củ cải trắng đúng liều lượng và đúng cách mới phát huy hết giá trị của nó. Với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời này, hi vọng các mẹ sẽ an tâm hơn khi sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày. 

Củ cải trắng có tốt cho bà bầu không?
3.5 (70%) 2 votes

Củ cải trắng có tốt cho bà bầu không?
3.5 (70%) 2 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Củ cải trắng có tốt cho bà bầu không?