Sự thật 5 tác dụng của cây phát tài, phát lộc

Từ lâu người Việt Nam đã biết đến cây phát tài, phát lộc và xem nó là loại cây dùng để chưng trong nhà bởi cây phát tài, phát lộc là cây phong thủy theo quan niệm của người xưa. Vậy ngoài hợp phong thủy ra thì cây phát tài phát lộc còn có những tác dụng gì giúp ích trong gia đình nữa không, hãy cùng bài viết 5 tác dụng của cây phát tài, phát lộc đối với gia đình bạn để hiểu thêm về loại cây thần kì này nhé.

 

https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/4-tac-dung-cua-cay-phat-tai-phat-loc-1.jpg
5 tác dụng của cây phát tài, phát lộc

Thông tin về cây phát tài, phát lộc

Cây phát lộc hay còn gọi là cây phát tài, có tên gọi tiếng anh là lucky bamboo, là loại cây rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Hầu hết các gia đình, văn phòng, công ty đều sử dụng nó để làm vật trang trí. Không cần phải giải thích, khi gọi tên thì đã biết đây là loại cây mang lại tài lộc, may mắn cho chủ nhà vì thế cây phát tài, phát lộc được sử dụng cũng như được bán rất nhiều trong nước ta.

Cây Phát Lộc có đặc tính là rất dễ trồng, có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thân thẳng, hiên ngang. Đây chính là đặc điểm mà theo phong thủy cây phát lộc mang lại sự may mắn, năng lượng dồi dào và sự yên bình. Cây Phát Lộc có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ cũng dễ lưu thông, tâm hồn tự do, thăng hoa.

Ở Việt Nam cây phát lộc ( phất dụ) có hơn 20 loài cùng họ, trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: Phát lộc xanh – biểu tượng của may mắn; phát lộc thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phát lộc rồng – còn gọi là huyết rồng, còn dùng làm thuốc chữa bệnh; phát lộc lá hẹp – còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phát lộc trúc– xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm…

Thân cây Phát Lộc có thể được thắt, bện, uốn thành nhiều hình thù khác nhau. Dạng phổ biến là cây Phát Lộc trong nước với chậu thủy tinh có 3 thân cây được thắt lại.

5 tác dụng của cây phát tài, phát lộc

Cây phát tài, phát lộc luôn là cây mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình, bên cạnh đó cây phát tài phát lộc còn có tác dụng để trang trí, sử dụng làm cây phong thủy cho những gia đình, văn phòng, công ty ngoài ra một tác dụng không thể thiếu đó là làm trong lành không khí xung quanh.

1. Cây phát tài, phát lộc có tác dụng dùng làm vật trang trí.

Cây phát tài thuộc thực vật thường xanh, hình dáng tươi đẹp, lá xanh biếc, hoa to và rực rỡ. Với ngoại hình bắt mắt, bày cây phát tài có thể gia tăng cảnh quan, sinh động không gian, mang tới vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Cây phát tài, nghe tên đã thấy vui mừng, nên đặt ở trước cửa nhà, mặt tiền cửa hàng rất thích hợp. Đặt ở phòng khách thì tăng vẻ trang nhã và phong thái tự nhiên, gần gũi cho ngôi nhà.

2. Cây phát tài, phát lộc mang lại may mắn.

Cây phát lộc có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang. Chính vì thế, theo thuyết phong thủy, nếu để chúng trong nhà sẽ giúp mang lại năng lượng dồi dào và rất yên bình. Hơn nữa, cây phát lộc có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ theo đó cũng dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa. Nếu trồng được cây phát lộc trong vườn là thích hợp nhất, lúc đó vượng khí đem lại càng nhiều. Ngoài ra, tiếng gió lùa qua bụi cây còn trở thành một loại chuông gió độc đáo mang năng lượng phong thủy.

3. Cây phát tài, phát lộc là cây phong thủy

Một chậu cây phát lộc hợp phong thủy phải hội đủ năm yếu tố trong Ngũ Hành: Mộc – bản thân cây phát lộc; Thổ – đất mà cây được trồng; Thủy – nước dùng tưới cây; Hỏa – thông thường, mỗi chậu cây phát lộc cảnh đều có buộc một dải ruy băng đỏ; Kim – chậu đựng cây phát lộc thường bằng kim loại. Trong trường hợp chậu cây làm bằng thủy tinh, gốm sứ hay đất sét thì bên trong phải đặt một vài đồng tiền kim loại hoặc để một bức tượng bằng kim loại lên trên.

Trồng cây phát lộc (phát tài) có thể trồng trong nhà, ngoài vườn, trong phòng làm việc, bàn làm việc, phòng họp, phòng ăn… Bạn nên trồng phát lộc ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây. Phát lộc tượng trưng cho ngũ hành vì vậy nó rất may mắn, ngũ hành của phất dụ như sau:

  • Mộc: Bản thân cây phát lộc
  • Thổ: Nơi cây sinh sôi.
  • Thủy: Nguồn dinh dưỡng, nuôi cây lớn.
  • Hỏa: Khi trồng cây trong loại chậu có gốm màu nâu.
  • Kim: Khi trồng cây trong loại chậu cảnh làm bằng kính.

Số lượng cây khác nhau mang lại tác dụng phong thủy khác nhau, cụ thể như sau:

  • 2 cây: Tình yêu và Hôn nhân.
  • 3 cây: Hạnh phúc.
  • 5 cây: Sức khỏe.
  • 8 cây: Thịnh vượng, phát tài.
  • 9 cây: May mắn.

4. Cây phát, tài phát lộc làm trong lành không khí xung quanh

Loại cây cát tường này không chỉ đẹp mà còn hữu ích. Với lá rộng, cây phát tài có thể tinh lọc không khí, hấp thụ cacbonic, nhả ra oxy giúp không gian luôn mới mẻ, trong lành. Là loài cây sinh trưởng tốt trong cả điều kiện ánh sáng yếu hoặc có nồng độ cacbonic dày, hiệu suất quang hợp cao nên rất hữu hiệu trong việc làm sạch không khí, cải thiện môi trường sống, môi trường làm việc bị ô nhiễm. Ngoài ra, với độ bốc hơi lớn, cây còn gia tăng độ ẩm, điều hòa nhiệt độ, kháng lại chất độc hại do khói thuốc gây ra.

5. Cây phát tài, phát lộc dùng làm quà tặng

Nếu bạn dùng cây phát lộc làm quà sẽ làm gia tăng sự may mắn mà cây mang lại. Thêm nữa, món quà tuyệt vời này lại rẻ và phù hợp với các dịp như sinh nhật, ngày kỷ niệm, họp gia đ ình hay dịp lễ. Cây phát lộc cũng rất tuyệt nếu bạn dùng để tặng nhân dịp khai trương công ty, doanh nghiệp. Còn nếu muốn mua cho mình, bạn hãy xem đó là một món quà cho gia đình hoặc cho ngôi nhà hay văn phòng của bạn.

Cách chăm sóc cây phát tài, phát lộc để cây sống lâu

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cho cây Phát Lộc:
– Ánh sáng: cây Phát Lộc là loại cây ưa sáng, nhưng vẫn cần tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu cây có dấu hiệu héo lá hoặc thân giãn ra, đó là do bị thiếu ánh sáng, cần đem cây ra nơi có thêm ánh sáng.

Xem thêm nước máy tưới cây được không

– Tưới nước: cây Phát Lộc có thể phát triển dễ dàng trong bình chứa khoảng 3 cm nước với một ít sỏi. Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm các chất hóa học trong nước máy, vì vậy tốt nhất nên tưới cho cây bằng nước đóng chai hoặc nước cất, nếu là nước máy thì phải để lắng sau 24h. Nên thay nước cho cây1 tuần một lần. Những cây phát lộc sinh trưởng khỏe mạnh thì sẽ có bộ rễ màu đỏ, vì thế đừng không cần lo lắng khi rễ cây chuyển màu đỏ.

– Nhiệt độ: Cây Phát Lộc ưa ấm áp, nhiệt độ thích hợp khoảng 26-40 độ C. không nên để cây trước máy lạnh hoặc gần lò sưởi.

– Phân bón: Nếu trồng trong nước chỉ cần bổ sung phân bón dạng dung dịch một tháng một lần. Một giọt phân bón dung dịch là quá đủ đối với cây Phát Lộc.

– Ngoài môi trường nước, cây Phát Lộc cũng có thể được trồng và phát triển tốt ở môi trường đất màu mỡ, thoát nước tốt.

– Cắt tỉa cho cây Phát Lộc: Như hầu hết các loại cây sau một thời gian sinh trưởng đều trở nên nặng nề hơn và mất đi dáng vẻ lúc đầu. Thế nên cắt tỉa là một biện pháp rất cần thiết để giữ cây luôn khỏe mạnh và đẹp mắt.

Với 5 tác dụng của cây phát tài, phát lộc mà bài viết tìm hiểu được những tác dụng của loại cây rất được yêu thích này. Nếu thấy cây phát tài, phát lộc hữu ích thì hãy mua ngay nó về trang trí trong nhà của bạn liền nhé.

5 tác dụng của cây phát tài, phát lộc
1.5 (30%) 4 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 5 tác dụng của cây phát tài, phát lộc