Sự thật 2 tác dụng của cây rau tía tô

Cây rau Tía tô được biết đến là loại rau thơm dùng cho các món ăn trở nên ngon miệng, như các món cháo, bún đậu mắm tôm, đậu hũ chiên,… Không những là rau gia vị, lá tía tô còn có những tác dụng trong làm đẹp và đối với sức khỏe khiến nhiều người bất ngờ. Sau đây là 2 tác dụng chính của cây ra tía tô mà chúng tôi muốn gởi đến bạn đọc, mời bạn cùng đón xem! 

2 tác dụng của cây rau tía tô
Rate this post

best_2212b35d14-2-tia-to2

Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây). Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao. 

2 tác dụng của cây rau tía tô
Rate this post

1/ Tác dụng của cây rau tía tô đối với làm đẹp

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và các chất như Ca, Fe, P và lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên, lá tía tô có thể giúp trẻ hóa da, làm da bạn mịn màng và trắng hồng từ sâu bên trong nhưng lại rất an toàn. Hơn nữa, tía tô có chất priseril có tác dụng thanh lọc da, tẩy tế bào chết và cải thiện màu sắc cho làn da. Vitamin E trong lá tía tô sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho da, khiến da mềm mịn hơn. Để làm đẹp da, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

+ Uống lá tía tô: Bạn nên uống vào những ngày trời mát hoặc trời lạnh vì lá tía tô có tính nóng thường được sử dụng để giải cảm. Uống từ từ, một lát lại nhấp 1 – 2 ngụm. Theo đó, những dưỡng chất có trong nước tía tô sẽ ngấm vào người và dần làm trắng da.

+ Tắm lá tía tô: Lá tía tô + cành tía tô rửa sạch, đun nước tắm. Bạn ngâm mình trong nước tắm lá tía tô và masage da nhẹ nhàng trong 20 phút. Khi sử dụng phương pháp tắm trắng này, bạn cần che chắn cẩn thận khi đi ra nắng vì da rất dễ bắt nắng và đen trở lại. Thực hiện cách tắm trắng này 4 lần/ tuần, da của bạn sẽ tắng lên nhanh chóng.

Bên cạnh tác dụng làm đẹp da, lá tía tô còn có công dụng điều trị mụn, rôm xẩy và làm mịn da rất hiệu quả. Trong tía tô có chất priseril có tác dụng thanh lọc da, tẩy tế bào chết và cải thiện màu sắc cho làn da của bạn. Bên cạnh đó, lá tía tô giàu vitamin E sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho da, khiến da mềm mịn hơn.Bạn chỉ cần vò nát lá tía tô, đắp lên vùng da bị mụn và dùng vải quấn lại qua đêm. Hoặc có thể dùng lá tía tô giã nhuyễn rồi đắp lên da làm mặt nạ, sau đó dùng thân và lá tía tô đun sôi lấy nước rửa mặt sẽ giúp da tươi tắn và hồng hào.

 Xem thêm Cách dùng lá tía tô trị mụn hiệu quả >> https://caynhalavuon.net/p/tri-mun-bang-la-tia-to-tot-khong.html

2/ Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe

Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.

Chữa cảm lạnh: Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm. Bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết. xem thêm cây lá ngón mọc ở đâu

Chữa bệnh gút: Do trong tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gút.Trong cơn gút cấp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến cho các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Khi sử dụng lá và cành tía tô giã nát đắp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm quá trình viêm tấy đỏ.

Chữa ăn phải cua độc Trong trường hợp này bệnh nhân thường bị đau bụng, nôn mửa hoặc sưng phù, nổi ngứa. Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.

Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

Hi vọng với 2 tác dụng của cây rau tía tô mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng chữa trị bệnh, cũng như trong việc làm đẹp của cây tía tô. 

2 tác dụng của cây rau tía tô
Rate this post
2 tác dụng của cây rau tía tô
Rate this post
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 2 tác dụng của cây rau tía tô