Sự thật Uống nước mía vào buổi tối có tốt không, có mập không?

Nước mía là sản phẩm được chế biến bằng cách xay ép cây mía để lấy nước. Đây là một loại đồ uống giải khát thơm ngon, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và giải nhiệt rất tốt. Ở các nước châu Á và châu Mỹ La Tinh thì nước mía từ lâu đã trở thành loại nước được ưa chuộng. Để tối ưu công dụng của nước mía cũng như có thêm một số kiến thức cần thiết liên quan đến thức uống quen thuộc này, hãy tham khảo những thông tin trong bài viết bên dưới. Chủ đề được nhắc đến lần này là uống nước mía vào buổi tối có tốt không, có mập không?

Uống nước mía vào buổi tối có tốt không, có mập không?
3.8 (76%) 5 votes

Thành phần trong nước mía

  • Một ly nước mía chứa 13 gram chất xơ, tương đương 52% nhu cầu chất xơ hằng ngày cho cơ thể.
  • Trong nước mía chứa rất nhiều đường, hầu hết là chiếm hơn 70% đường có trong nước.
  • Nước mía chứa các chất khoáng, axit hữu cơ và chất xơ nên nước mía rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta.

Tính chất

Một ly nước mía có tính mát lạnh, ngọt lịm.

Lợi ích của việc uống nước mía

  • Giải khát cho những ngày nắng nóng.
  • Giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai.
  • Chống mệt mỏi: Trong nước mía có một lượng đường glucose dồi dào cung cấp lượng đường lớn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Giúp chữa bệnh vàng da.
  • Ngăn ngừa ung thư: Mỗi cây mía có lượng khoáng chất phong phú như canxi, magiê, kali, sắt và man-gan cao, nên mía có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc phải những căn bệnh ung thư một cách hiệu quả, đặc biệt là căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
  • Ngăn ngừa sỏi thận:Giúp dưỡng ẩm, bổ sung cho cơ thể rất tốt từ đó giúp ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận.
  • Giải độc gan: Trong nước mía có chất chống oxy hóa giúp đánh bại các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, ngoài ra góp phần kiểm soát mức sắc tố da cam.
  • Chống sâu răng thậm chí là ngừa mụn, đẹp da.
  • Cung cấp những lợi ích sức khỏe khác như chống oxy hóa.
  • Giúp hạ sốt: Nước mía có thể được xem là một loại nước điện giải có khả năng bù nước nhanh, từ đó cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm hạ nhiệt trong cơ thể nhanh chóng.
  • Có khả năng giảm cảm cúm, viêm họng: Nên sử dụng 3 cốc nước mỗi tuần để tránh xa các bệnh như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm. Đây được xem là một phương thuốc hiệu quả, không quan trọng là mùa hè hay mùa đông, bạn đều có thể sử dụng.
  • Cải thiện sức đề kháng và phòng chống các bệnh vặt.
  • Chống táo bón và tiêu hóa tốt.

Uống nước mía có mập không?

Theo các chuyên gia, khoa học đã chứng minh trong lượng nước mía có chứa tới 73 gram cacbonhydrat với thành phần chủ yếu là đường (tức khoảng 70%). Sau khi cơ thể dung nạp lượng đường sẽ tạo nên một nguồn năng lượng lớn mà hoàn toàn có thể bị dư thừa và tích tụ lại thành mỡ khi chúng ta không hoạt động…

Nếu chúng ta uống nước mía một cách thiếu kiểm soát, không có lập trình sẽ khiến tăng cân trở thành điều hiển nhiên. Không những thế, nếu uống nước mía thường xuyên trong một khoảng thời gian dài và không có bất cứ sự điều chỉnh bạn có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, béo phì, các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên bạn có thể giảm cân bằng cách uống nước mía theo hướng dẫn sau:

Khi nước mía được kết hợp với các nguyên liệu khác với liều lượng hợp lý, sử dụng một cách khoa học và cân bằng thì nước mía sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo với các chuyên gia sức khỏe để được tư vấn một cách hợp lí trong điều trị giảm cân.

Uống nước mía vào buổi tối có tốt không?

  • Uống nước mía hay ăn mía đều rất tốt, mía có rất nhiều công dụng.
  • Nếu như bạn sợ mập nên uống sớm không nên sử dụng sau 20h tối để đảm bảo cho vóc dáng của mình.

Cách sử dụng & bảo quản nước mía:

  • Nước mía sau khi ép phải uống trong vòng 15 phút.
  • Nếu không uống ngay nên đậy kín và cho vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn (không quá 1 buổi)
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nước mía.

Những trường hợp sau đây không nên uống nhiều nước mía

  • Những người béo phì: Trong nước mía có đến 70% là lượng đường, còn lại chính là chất béo, đạm và bột.  do vậy việc ăn mía quá thường xuyên và nhiều sẽ khiến cơ thể dễ dàng bị tăng cân, béo phì.
  • Bệnh nhân đang mắc phải chứng hoặc nguy cơ mắc tiểu đường cũng không nên uống nước mía.
  • Không dùng nhiều cho phụ nữ mang thai: Nước mía có tác dụng làm giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu dùng chúng quá nhiều trong giai đoạn này, thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé sau này.

Tác dụng phụ

  • Tác dụng phụ lớn nhất của nước mía chứa nhiều calo mà nếu được tiêu thụ với số lượng lớn, có thể dẫn đến tăng cân.
  • Tốt nhất nên tiêu thụ lượng vừa phải, đặc biệt cho những người có bệnh tiểu đường.
  • Nếu như chúng ta tận dụng quá nhiều nước mía thì đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.

Lưu ý

  • Nước mía đáng được coi là loại dinh dưỡng hoàn hảo từ thiên nhiên.
  • Người béo không nên uống nhiều nước mía.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên uống nhiều nước mía.
  • Nếu bạn không muốn tăng cân thì cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thể thao hoặc chạy bộ mỗi ngày.
  • Uống nước mía vào buổi tối nhớ đánh răng khi đi ngủ.

Hi vọng những thông tin trong bài viết uống nước mía vào buổi tối có tốt không, có mập không trên đây đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân để không phải bị tăng cân một cách đột ngột.

Uống nước mía vào buổi tối có tốt không, có mập không?
3.8 (76%) 5 votes

Uống nước mía vào buổi tối có tốt không, có mập không?
3.8 (76%) 5 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Uống nước mía vào buổi tối có tốt không, có mập không?