Sự thật Cây tầm gửi là gì, cây tầm gửi chữa bệnh gì?

Cây tầm gửi là loài thực vật sống bán ký sinh trên các loại cây chủ khác nhau, thuộc họ tầm gửi hay họ Tằm gửi hoặc họ Chùm gửi. Các nhà khoa học thường gọi tầm gửi là Loranthaceae, nó được các chuyên gia Đông Y sử dụng để trong nhiều vấn đề rất hiệu quả như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp. Vậy cây tầm gửi là gì, cây tầm gửi chữa bệnh gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ.

Cây tầm gửi là gì, cây tầm gửi chữa bệnh gì?
Rate this post

Đặc điểm của cây tầm gửi

Là một trong những loại thực vật có tác dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh lý liên quan đến sức khỏe của chúng ta một cách hiệu quả, đây là loại cây sống ký sinh trên thân cây khác, có tốc độ phát tán rất nhanh.

Có lá xanh để tự quang hợp và bộ rễ sống bám chặt vào vỏ thân cây chủ để sinh trưởng, thuộc họ lá đơn, mọc đối hoặc chụm ba (ít khi giảm thành vảy hoặc không có lá). Phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lông chim hoặc song song.

Loại cây có thân gỗ, giòn, cành có thể chia đốt, không có lông đến lông tơ. Tầm gửi có hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, cụm hoa dạng xim, bông, chùm, tán mọc ở kẽ lá bắc (hai lá bắc hợp sinh trông giống như một đài phụ bên ngoài đài hoa). Bao hoa có đài, tràng phân biệt hoặc tiêu giảm chỉ còn lại một loại (thường tràng tiêu giảm chỉ còn là vành nhỏ hoặc không còn).

Hầu hết hạt của các loại tầm gửi đều được phủ bởi 1 lớp chất lỏng sền sệt trên bề mặt, điều này cho phép chúng bám được trên cây chủ. Chúng sống ký sinh nên hút chất dinh dưỡng của cây chủ và thậm chí giết chết cây chủ. Quả của một số loài tầm gửi chín sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m, các hạt bám vào các cây khác, nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới.

Cây tầm gửi chữa bệnh gì?

Đa số các loài tầm gửi chữa các bệnh về phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, phòng ngừa tăng huyết áp. Ngoài ra tầm gửi còn được dùng để an thai, thúc sữa và hồi phục thể lực cho người mẹ sau khi sinh… Cùng một số chức năng chữa trị  khác khi sống trên mỗi loại cây, dưới đây là một số loại cây tầm gửi với những cách chữa bệnh riêng của nó, mời các bạn tham khảo.

Tầm gửi trên cây gạo:

  • Điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu.
  • Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận.
  • Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, phong tê thấp.
  • Đối với người phụ nữ mang thai có tác dụng an thai, lợi sữa.
  • Chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào.

Tầm gửi nghiến và củ dái nghiến:

  • Đây là loại thuốc quý và quen thuộc đối với đồng bào vùng cao.
  • Chữa đau lưng, nhức xương khớp, chân tay bủn rủn do cơ nhục.
  • Cơ thể lao động nhanh mệt mỏi.
  • Dễ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do sức đề kháng kém.
  • Chữa trị các chấn thương do ngoại lực.
  • Tăng huyết áp dẫn đến các vấn đề tim mạch.
  • Các biểu rối loạn tâm thần.
  • Điều trị lão hóa sớm, tàn nhang nám má, da xấu do thận hư, gan kém, oxy hóa tế bào diễn ra nhanh.
  • Chuẩn bị: Tầm Gửi Nghiến khô 30g sắc lần 1 cùng 2,5 lít nước lấy 2 lít uống. Sắc tiếp lần 2 cùng 2 lít nước, đun lấy 1 lít uống trong ngày.

Tầm gửi trên cây ngái:

  • Giải độc, tăng cường chức năng gan, thận.
  • Thanh lọc cơ thể, giúp ăn ngon, dễ ngủ.
  • Tăng cường sức khỏe cho người mệt mỏi, gầy yếu.
  • Chữa bệnh gút và bệnh sơ gan.

Tầm gửi trên cây dâu tằm:

  • Các nhà đông y thường gọi là tang ký sinh có vị đắng, tính bình.
  • Trừ phong thấp, bổ can thận.

Tầm gửi trên cây chanh: Điều trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc.

Tầm gửi cây na, cây mít: Trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”.

Tầm gửi trên cây cúc tần:

  • Bổ thận tráng dương.
  • Chữa di tinh, liệt dương.
  • Điều trị tiểu dầm.

Tầm gửi cây dẻ:

  • Điều trị thấp khớp.
  • Bệnh viêm họng.
  • Bệnh dị ứng.
  • Điều trị các bệnh ngoài da.

Tầm gửi trên cây xoan: 

  • Chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.
  • Thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận), chữa sỏi thận, phù thận.
  • Điều trị chức năng gan yếu.
  • Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.

Tầm gửi trên cây bưởi:

  • Chữa các bệnh khớp.
  • Ăn uống khó tiêu.

Những điều cần lưu ý khi dùng

Cách bào chế:

+  Đối với tầm gửi tươi đêm rửa sạch nấu dùng.

+  Còn đối với dạng hoa khô thì đêm đi sắc uống hoặc có thể sấy dưới ngọn lữa nhẹ sau đó đêm đi tán bột dùng.

Cách dùng:

+ Các loại tầm gửi thường là chặt lấy cây, bỏ lá sâu, tạp chất, cắt ngắn, phơi khô trong bóng râm, có thể tẩm rượu.

  • Tránh dùng những loài tầm gửi trên các cây chủ có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên.
  • Sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như Mã đề, Kim tiền thảo, Thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng.
  • Không được sử dụng những phần nước đã có dấu hiệu hư hỏng.
  • Dùng tốt nhất cho người cao tuổi trong lúc giao mùa từ nóng sang lạnh, từ mùa thu sang đông.

Cách bảo quản nước cây tầm gửi:

  • Để nơi khô ráo, trách mốc.
  • Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín.
  • Treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè.
  • Không để nước đã chế biến ở những nơi dơ bẩn.
  • Có thể để trong tủ lạnh khi chưa dùng đến.
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nước.

Hi vọng những thông tin trong bài viết Cây tầm gửi là gì, cây tầm gửi chữa bệnh gì trên đây đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân. 

Cây tầm gửi là gì, cây tầm gửi chữa bệnh gì?
Rate this post

Cây tầm gửi là gì, cây tầm gửi chữa bệnh gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Cây tầm gửi là gì, cây tầm gửi chữa bệnh gì?