Sự thật Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế trị bệnh gì?

Tầm gửi trên cây khế có tác dụng gì? là câu hỏi rất nhiều người đặt ra. Bởi đây là loại cây sống bám nhờ vào thân của các cây thân gỗ khác, mỗi  tác dụng của cây tầm gửi sẽ tùy thuộc vào loài cây chủ mà nó ký sinh, mà có những tác dụng riêng biệt. Chính vì vậy, việc nắm rõ tác dụng của cây tầm gửi trong từng trường hợp là điều vô cùng cần thiết. Để giúp các bạn hiểu vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế trị bệnh gì sau đây.

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế trị bệnh gì?
4 (80.61%) 228 votes

Đặc điểm hình thái, sinh lý của cây tầm gửi

Tầm gửi có tên tiếng anh là Mistletoe, danh xưng này bắt nguồn từ thực tế, loài này thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại chất thải. Trong tiếng Anglo-Saxon, tầm gửi có nghĩa là “phân trên cành cây” và trong tiếng Hy Lạp, nó có tên: phoradendron, nghĩa là “kẻ trộm trên cành cây”.

Cây tầm gửi sinh sống bằng hình thức kỹ sinh trên những cây chủ, để có thể hút dưỡng chất và nước từ loại cây này. Trong một vài trường hợp, chúng có thể giết chết cây chủ khi số lương của chúng quá nhiều. Một trong những cây chủ được tầm gửi đặc biệt yêu thích chính là cây táo. Tốc độ phát tán, lây truyền của tầm gửi cực nhanh, đặc biệt là tầm gửi lùn.

Khi quả tầm gửi chín, chúng sẽ nổ tung, bắn các hạt đi xa trong bán kính tới 15m, bám vào các cây khác. Từ đây, hạt nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới. Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu.

Có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi, bao gồm 2 loài phổ biến nhất luôn được treo trên cửa nhà trong ngày lễ mùa đông, như một biểu hiện của sự thiện chí và tình bằng hữu.

Tác dụng của cây tầm gửi

Tùy theo từng cây chủ mà tầm gửi ký sinh, chúng có những tác dụng khác nhau. Đối với cây tầm gửi sống trên cây khế có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm, đa khớp cột sống.

Ngoài những tác dụng trên cây tầm gửi còn có rất nhiều tác dụng khi sống trên cây chủ khác nhau:

  • Tầm gửi cây dẻ hỗ trợ điều trị cảm sốt, đau dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da, dị ứng.
  • Tầm gửi trên cây dâu có vị đắng tính bình đi vào 2 kinh can, thận, hỗ trợ điều trị đau lưng, thấp khớp, phong thấp, an thai. Tầm gửi trên cây chanh: giúp điều điều trị ho khan, ho có đờm. Khi dùng làm bài thuốc có thể thêm vào trần bì, xa cạn, mạch môn,..
  • Tầm gửi sống trên cây xoan: có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến đường ruột, kiết lỵ và táo bón.
  • Cây tầm gửi trên cây gạo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thận, dịch chiết trong cây tầm gửi gạo có catechin ngăn cản sự hình thành sỏi thận, giúp hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu, bàng quang, làm tăng khả năng thải độc gan.
  • Tầm gửi trên cây bưởi: hỗ trợ điều trị các bệnh khớp và đầy hơi khó tiêu.
  • Tầm gửi cây na, cây mít hỗ trợ điều trị sốt rét…

Cách sử dụng cây tầm gửi để chữa bệnh

Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, chỉ cần chặt hái cây tầm gửi về nhặt sạch sâu, bỏ tạp chất, có thể rửa sạch, chặt nhỏ ngắn phơi khô nơi có ánh sáng yếu. Chỉ cần 1 nắm nhỏ từ  20 – 30g đem nấu với 500ml nước uống trong ngày. Có thể tẩm rượu, sao qua rồi cất dùng dần. Bảo quản nơi khô mát, tránh ẩm ướt.

Một số bài thuốc nam từ cây tầm gửi mà dân gian thường áp dụng

Điều trị bệnh hấp tý, đau thần kinh tọa, cơ nhục, đau nhức thần kinh thì bạn hãy sử dụng bài thuốc với những vị thảo mộc như sau: 8g tầm gửi, 9g Độc hoạt, ngưu tất, bạch thược, đỗ trọng, đương quy, phòng phong, tần cửu, 3g tế tân, 15g sinh địa, 12g đảng sâm, 12g phục linh, , 6g cam thảo , 1,5g nhục quế. Đem hết những vị thuốc trên sắc thành thuốc và chia thành 3 lần uống và sử dụng vào trước mỗi bữa ăn.

Điều trị bệnh khó ngủ và huyết áp cao, thì bạn có thể sử dụng bài thuốc với những loại thảo dược như sau: 32g tầm gửi sao, 32g thảo quyết minh sao, 12g chi tử, 12g hoàng cầm,12g thiên ma, 12g câu đằng, 12g đỗ trọng, 20g hà thủ ô đỏ dây, 16g ngưu tất, 20g bạch linh,16g ích mẫu. Tất cả đem sắc lấy nước chia uống 3 lần trong ngày trước khi ăn.

Tác hại của cây tầm gửi với những loài thực vật khác

Chúng ta vẫn biết tầm gửi có rất nhều tác dụng có ích cho con người. Nhưng thực tế, tất cả tầm gửi lại là những cây ăn bám trên các cành cây và cây bụi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cây bị leo bám ký sinh. Bởi qua thời gian, chúng làm tổn hại tới sự phát triển của cây và thậm chí giết chết cây đó.

Hạt của tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hóa của loài chim, đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, nhiều loài chim còn sử dụng tầm gửi để làm tổ.

Trong các loài tầm gửi, tầm gửi lùn là một kẻ nguy hiểm cho ngành lâm nghiệp. Loài thực vật này bám rễ vào những cây to trưởng thành, làm suy yếu chúng bằng cách hút chất dinh dưỡng và nước. Khi quả của tầm gửi lùn chín, chúng sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Những hạt đó lại đọng trên cành cây non, sau đó tiếp tục nảy mầm, rồi lại tiếp tục mọc kí sinh vào thân cây khác để phát triển vòng đời lặp lại.

Một số lưu ý khi dùng cây tầm gửi

Không được dùng tầm gửi mọc trên các loài cây độc: lim, trúc đào, thông thiên vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng bản thân.

Nên bảo quản tầm gửi ở nơi khô mát, tránh ẩm ướt. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…

Hi vọng qua bài viết tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế chữa bệnh gì trên đây đã cung cấp cho bạn một lượng kiến thức về cây tầm gửi cũng như tác dụng của nó trên những cây khác. 

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế trị bệnh gì?
4 (80.61%) 228 votes

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế trị bệnh gì?
4 (80.61%) 228 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế trị bệnh gì?