Sự thật Những tác dụng của cây rau má

Cây Rau má không chỉ là loại rau dùng để nấu canh, ăn lẩu, trộn gỏi, giúp bữa ăn thêm ngon miệng mà nó còn có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh và làm đẹp cho chúng ta. Dưới đây là những tác dụng của cây rau má sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về thực hư tác dụng của loại rau này, các bạn cùng đón xem nhé! 

Những tác dụng của cây rau má
Rate this post

tri-mun-voi-rau-ma

 Mô tả rau má

Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á.

Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5–20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ.

Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công. 

Những tác dụng của cây rau má
Rate this post

Tác dụng của rau má đối với sức khỏe

1/ Giúp thanh nhiệt, nước giải khát: Rau má có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.  Chính vì vậy, vào những ngày hè, dùng nước rau má để cung cấp nước, giải nhiệt cho cơ thể là một phương pháp vô cùng tuyệt vời. Mỗi ngày chỉ cần uống 30 – 50g rau má tươi (có thể nhiều hơn), rửa thật sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước pha nước hoặc nước dừa để uống sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể hiệu quả.

2/ Tốt cho tim mạch: Một nghiên cứu cho biết, rau má có tác dụng trong việc giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.  Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra. Nên thường xuyên bổ sung rau máu bằng cách nấu canh rau má với thịt bò, hay uống nước rau má thường xuyên.

3/ Làm lành vết thương: Trong rau má có chứa chất triterpenoids, chất này có tác dụng tăng tốc độ lành vết thương nhanh chóng, đồng thời tăng cường khả năng chống oxy tại vết thương. Giúp kích thích tế bào da nhanh chóng hồi phục và cung cấp máu cho vị trí bị thương. Bạn có thể dùng lá rau má rửa sạch rồi dập nát sau đó đắp lên vùng vết thương trong vài ngày sẽ nhanh chóng lành lại.

4/ Giảm lo âu, stress: chất triterpenoids còn giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, lo lắng, tăng cường chức năng thần kinh, giúp đầu óc minh mẩn hơn. Uống 1 ly nước rau má khi mệt sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, tinh thần thoải mái và tươi tỉnh hẳn ra.

5/ Chữa mụn nhọt: Rau má và lá gấc mỗi thứ 50g rửa thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, ngày thay thuốc 2 lần, đắp cho đến khi khỏi.

maxresdefault

Tác dụng làm đẹp của rau má

Rau má có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống ôxy hóa…nên rất có lợi cho da đó nha. Hoạt chất Asiaticosid trong rau má tác động lên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hoá và tác dụng đến sự phân chia tế bào làm lành nhanh vết thương ngoài da.

Ngoài ra, những chất chống oxy hoá, khoáng chất trong rau má có thể làm chậm sự lão hoá làn da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da làm cho da căng đầy sức sống và bề mặt da săn chắc hơn, cải thiện vi tuần hoàn và chữa những chứng bệnh ngoài da thường gặp.

Tác hại không ngờ của rau má

Rau má rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không biết cách sử dụng nó trở thành con dao 2 lưỡi, gây hại cho sức khỏe chính chúng ta. Dưới đây là những tác hại không ngờ của rau má mà ít người biết đến:

⊹ Gây sảy thai: Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.

⊹ Giảm khả năng mang thai: Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.

⊹ Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu: Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

⊹ Tiêu chảy: Rau má là loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt. Nhưng đồng thời, sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.

Rau má cũng như các loại rau muống, rau bù ngọt, rau mùng tơi… đều có những tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng sai cách sẽ gây nên những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Qua bài viết: Những tác dụng của cây rau má hi vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng và cách dùng rau má cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Những tác dụng của cây rau má
Rate this post
Những tác dụng của cây rau má
Rate this post
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Những tác dụng của cây rau má