Sự thật Tác dụng của cây cỏ nến là gì?

Cỏ nến là một loại thực có hoa, còn được gọi là hương bồ thảo, thủy hương bồ, bồn bồn, tên khoa học là Typha orientalis. Gọi là cỏ nến vì cây có cụm hoa giống hình thù của những cây nến. Chúng ta có thể bắt gặp cây cỏ nến ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam, nhưng ít ai biết hết về tác dụng của nó. Vậy những tác dụng của cây cỏ nến là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin được cung cấp trong bài viết sau. 

Tác dụng của cây cỏ nến là gì?
4.5 (90%) 2 votes

Đặc điểm của cây cỏ nến

Phân bố: Cây cỏ nến được tìm thấy nhiều ở vùng đất ngập nước ở Nam Bộ Việt Nam, ven rìa đầm lầy nước ngọt hoặc lợ ít phèn. Nó có nguồn gốc ở phía đông Ấn Độ, hiện nay cũng được trồng ở nhiều nước. Ở nước ta thì cây cỏ nến tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, rải rác ở các vùng Đồng Tháp, An Giang,… và cũng mọc hoang ở những đầm lầy miền Bắc như Sapa, Gia Lâm,…

Về hình dáng: Cây cỏ nến có thân cỏ mảnh mai, cao khoảng 1,5 đến 3m, có thân rễ. lá cỏ nến dài, mỏng , nhọn và hẹp, chỉa thẳng lên trời, có màu xanh như lá lúa. Hoa đơn tính cùng gốc, hợp thành bông rireng cách nhau 0,6 đến 5,5 cm, bông đực ở trên, bông cái ở dưới, có màu nâu và hình dạng giống cây nhang hay cây nến, bông cái có lông nhạt hơn bông đực. Quả của cây cỏ nến thì nhỏ, có hình thoi, khi chín nở theo chiều dọc, vì quả nhỏ nên thoạt nhìn tưởng cây cỏ nến k có quả.

Đặc điểm sinh trưởng, nhân giống: Cây cỏ nến có thể sống dễ dàng ở nhiều điều kiện môi trường, khí hậu và thổ nhưỡng, trồng nó hầu như không tốn công chăm sóc. Người nông dân cho hay trồng cỏ nến một lần mà có thể thu hoạch đến mười mấy năm. Hoa cỏ nến rất lâu tàn.

Thành phần hóa học: Trong thành phần cỏ nến có chứa chất mỡ và chất xitosterin, công thức hóa học là C27H46O và một lượng chất flavonozit khi thủy phân sẽ cho ra isoramnetin, công thức hóa học là C16H12O7.

Dược tính: Theo đông y, cây cỏ nến có tính bình, vị ngọt, rất thích hợp và hiệu quả trong việ điều trị những bệnh liên quan đến máu huyết, can thận và dạ dày.

Tác dụng của cây cỏ nến là gì?

1. Dùng làm thực phẩm:

Cây cỏ nến được dùng làm thực phẩm rất nhiều, thân rễ của nó đều ăn được và có những bằng chứng lịch sử cho thấy cách đây 30.000 năm con người đã biết ăn cỏ nến.

Phần gốc non của cây cỏ nến dùng làm rau hoặc muối như muối dưa để ăn, lúc này nó được gọi là rau bồn bồn. Rau này chế biến được với nhiều món ăn khác rất hấp dẫn.

Ngó và lá cỏ nến non muối làm dưa chua hoặc luộc, nấu canh, xào đều được và mang lại giá trị dinh dưỡng khá ổn. Người dân Nam Bộ rất ưa thích các món ăn dân dã này.

Hạt của cây cỏ nến thì chà sạch vỏ dùng để nấu cháo ăn như kê, rễ cây cũng có thể chế biến món ăn được. Hiện tại cây cỏ nến được xem là một loại rau sạch và ở nhiều nơi.

2. Dùng như thuốc chữa bệnh:

Phấn hoa của cây cỏ nến có công dụng rất đa dạng, nếu dùng sống giúp hoạt huyết, hành ứ, lợi tiểu, đau bụng hành kinh, nếu đem sao đen giúp cầm máu mạnh hơn, chữa xuất huyết, thổ huyết, máu cam,…

  • Tiêm viêm, giảm đau: Dùng phấn hoa cỏ nến trộn với mật ong rừng để làm thuốc giảm đau khi có vết thương ngoài da và nó cũng có tác dụng làm nhanh lành vết thương, làm dịu vết bầm tím trên da. Liều dùng có thể linh hoạt tùy lúc.
  • Chữa các chứng xuất huyết bên trong và bên ngoài: Để cầm máu bằng cây cỏ nến, chúng ta áp dụng công thức cỏ nến 5g, cao ban long 4g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc nước còn 200ml rồi uống hàng ngày, mỗi ngày 2 đến 3 lần.
  • Điều trị tai chảy mủ: Tai bị chảy mủ có thể do bị nhiễm khuẩn hoặc đã mắc phải bệnh lý tai khá nguy hiểm. Muốn cải thiện tình trạng tai chảy mủ thì người dân có một bài thuốc đơn giản là tán mịn cỏ nến khô thành bột, rắc vào lỗ tai.
  • Chữa nóng phổi, ho khạc ra máu: Với các vấn đề này thì có bài thuốc là dùng nước ép củ sinh hoặc củ mạch môn để chiêu thuốc gồm cỏ nến 4g, huyết dư thán 4g. Huyết dư tán là tóc rối cho vào dầu lạc rán đến khi cháy đen thành tro.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lòi dom (bệnh trĩ): Dùng cỏ nến trộn với mỡ lợn, bôi vào quanh hậu môn – trực tràng lòi ra ngoài, tiếp đó lấy tay ấn nhẹ phần đó vào trong. Cách này thực hiện trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả, tuy vậy ít người dùng.
  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt: Rối loạn kinh nguyệt là cụm từ nói chung của các triệu chứng như đau bụng kinh, ra máu không bình thường, không đều,… Cỏ nến và lá lốt sao vàng, tán mịn, trộn với nhau, luyện với mật thành viên để uống.

Hiện nay, cỏ nến cũng được dùng trong chữa đau thắt lưng, ngực hoặc cánh tay do thiếu oxy đến cơ tim, thông tiểu tiện, chữa lưỡi sưng thũng không nói được, chữa ngứa cơ quan sinh dục nam giới, ung nhọt ở bộ phận sinh dục và nhũ hoa của phụ nữ sau khi sinh đẻ,… Rất nhiều những công dụng trong y tế mà cây cỏ nến đem lại. Tuy nhiên khi muốn điều trị bệnh gì bằng cây cỏ nến bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tùy ý dùng vì đôi khi sẽ gây ra tác dụng không mong muốn.

3. Tác động làm sạch môi trường:

Không chỉ được dùng làm rau hay thuốc hỗ trợ chữa bệnh mà cây cỏ nến còn có vai trò quan trọng trong sinh cảnh đất ngập nước, có thể dùng xử lý nước thải, đem lại sự trong sahjc cho môi trường nước vfa giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hại trong nước thải đến mạch nước ngầm mà con người sử dụng.

Cỏ nến mọc hoang dại tự nhiên ở ven các đầm lầy, bờ hồ và người ta quan sát thấy vùng nước có cây cỏ nến sinh sống thì trong hơn hẳn. Vì cỏ nến đã lọc nước, hấp thu các chất hữu cơ, các kim loại nặng trong chất thải sinh hoạt, công nghiệp hay y tế và giảm sự ô nhiễm đáng kể.

Một số nơi người ta ứng dụng khả năng lọc nước của cây cỏ nến vào các hệ thống xử lý nước thải hộ gia đình và cơ quan, xí nghiệp quy mô lớn cùng với những loại cây thủy sinh khác có chức năng tương tự. Những hệ thống này hứa hẹn sẽ ngày càng phổ biến, phát triển và mang lại hiệu quả tích cực, giúp bảo vệ môi trường và hạn chế sự đe dọa do ô nhiễm gây ra.

Giới thiệu hệ thống xử lý nước sạch tinh khiết xem chi tiết tại https://xulynuocmiennam.com/he-thong-may-loc-nuoc-cong-nghiep.html

Người ta cũng dùng cây cỏ nến với vai trò điều hòa sinh thái, không cần dùng hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc chữa bệnh cho tôm, cá vì đã có cây cỏ nến thanh lọc các chất độc hại, giảm thiểu bệnh tật ở sinh vật nuôi. Bên cạnh đó cỏ nến cũng có ý nghĩa chống xói mòn đất rất tốt.

Tác dụng của cây cỏ nến là gì là chủ đề mà chúng ta vừa tìm hiểu. Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị.

Tác dụng của cây cỏ nến là gì?
4.5 (90%) 2 votes

Tác dụng của cây cỏ nến là gì?
4.5 (90%) 2 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Tác dụng của cây cỏ nến là gì?