Sự thật 6 tác dụng của cây xương rồng

Trong phong thủy, xương rồng là loại cây đại diện cho con người mạnh mẽ, cứng rắng, dù cuộc sống khắc nghiệt như thế nào cũng vượt qua. Không chỉ có ý nghĩa trong phong thủy, cây xương rồng còn có những tác dụng chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Sau đây là 6 tác dụng của cây xương rồng mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn đọc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây này nhé! 

6 tác dụng của cây xương rồng
4.7 (94.17%) 230 votes

cay-xuong-rong-chua-benh-gai-cot-song1

Đặc điểm về cây xương rồng

Xương rồng có nhiều loại, đây là loài cây mọng nước, hai lá mầm và có hoa. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.

 Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm.

Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm. Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm.  

6 tác dụng của cây xương rồng
4.7 (94.17%) 230 votes

Vì sao cây xương rồng có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xương rồng có rất nhiều loại, loại dùng để chưng bày trong nhà, loại trồng để làm tường rào, loại dùng ăn được, chữa bệnh,… vì vậy mọi người phải biết loại nào có tác dụng chữa bệnh để chọn lựa cho đúng. Trong thân xương rồng có chứa nhiều hoạt tính hóa học triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây Xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.

Trong đông y, xương rồng là loại cây có tính hàn, vị đắng và có chất độc nếu không biết cách sử dụng. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng. Xương rồng 3 chia và xương rồng bẹ là hai loại xương rồng phổ biến nhất, thường được sử dụng để làm thức ăn và chữa bệnh rất hiệu quả.

Sự thật 6 tác dụng của cây xương rồng

1/ Chữa đau lưng, bệnh gai cột sống: Chữa gai cột sống bằng cây xương rồng là phương thuốc được lưu truyền của cha ông ta rất hiệu quả. Để chữa gai cột sống bạn nên tìm cây xương rồng bẹ, đem đi rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng vài phút giúp khử các tạp chất trong cây. Sau đó nướng bẹ xương rồng 2 mặt đều trong 5p và cuốn nó lại bằng khăn sạch rồi đắp lên vùng lưng bị đau. Nên nhớ mỗi bẹ xương rồng bạn nên đấp vào chỗ đau từ 5 đến 10 phút rồi thay một bệ khác để có công hiệu hơn nhé ,vì dược tính của xương rồng nó hút được máu bầm và làm tuần hoàn máu .

2/ Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi: Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi… Ở Nhật Bản còn dùng chất sinh học trong cây xương rồng để pha chế thành nước uống, giúp cải thiện dạ dày, xoa tan mệt mỏi.

3/ Làm hạ đường huyết: Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn.

4/ Chữa đau răng: Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra.

5/ Chữa sốt: Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.

6/  Chữa mụn nhọt: Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu. Bạn Cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị.

Giới thiệu website về tài chính ngân hàng nganhang24h

Cây Xương rồng trong phong thủy có ý nghĩa gì ?

Nhiều người thường đặt niềm tin vào rất nhiều ở cây xương rồng, hiện nay khá nhiều người mua về trưng bày ở phòng khách, phòng làm việc. Tuy nhiên theo các chuyên gia phong thủy thì đặt cây xương rồng ở nhà, văn phòng làm việc là điều kỵ

Xương rồng là một trong những loại cây có thể hung cao nhưng lại cực kỳ cấm kỵ khi bài trí trong nhà mà chỉ nên chúng ở ngoài cửa, như vai trò của người canh gác, bảo vệ bạn khỏi những năng lượng xấu, ngăn không cho chúng xâm nhập vào nhà.

Hơn nữa với thân mình gai chi chít đầy mình gắn có thể chĩa vào người, đặc biệt trẻ nhỏ nên ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều gai nhọn tập trung nơi phần thân cây nên chúng mang ý nghĩa là luôn bị bao bọc bởi sát khí.

Theo phong thủy thì việc chọn xương rồng để làm tiểu cảnh, bày trí trong phòng sẽ dẫn đến gia chủ dễ bị bệnh tật, mất mát tài sản, tình cảm trục trặc, cô đơn. Còn nếu bày trong văn phòng công ty, công ty sẽ khó phát triển, người đứng đầu cũng không sáng suốt, thường bệnh tật và tài sản công ty dễ mất mát.

Không chỉ có tác dụng chữa bệnh tốt, cây xương rồng còn được dùng chế biến thành món salad xương rồng, gỏi xương rồng, xương rồng xào ơt,… Ở Châu Mỹ, xương rồng được làm thực phẩm ăn phổ biến hơn so với Việt Nam chúng ta.  Hi vọng với 6 tác dụng của cây xương rồng trên mang lại những thông tin thú vị cho bạn đọc, để có thêm những kiến thức mới hãy cùng chúng tôi đồng hành với bài viết tiếp theo nhé 

6 tác dụng của cây xương rồng
4.7 (94.17%) 230 votes

6 tác dụng của cây xương rồng
4.7 (94.17%) 230 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 6 tác dụng của cây xương rồng