Sự thật 5 tác dụng của cây nhọ nồi

Chữa sốt phát ban, chữa viêm họng, chữa mề đay, chữa sốt cao, chữa chảy máu cam chính là 5 tác dụng của cây nhọ nồi, khi sử dụng làm vị thuốc trị bệnh, với hiệuq ủa mang lại cực kỳ cao cũng như hết sưc san toàn cho người sử dụng. Dưới đây là những thông tin liên quan đến vị thuốc này, cũng như những bài thuốc được ứng dụng từ cây nhỏ nồi, mời các bạn cùng theo dõi.

Cây nhọ nồi là gì?

  • Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên… có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Sở dĩ nhọ nồi được gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra đen như mực.
  • Cây cỏ mực thuộc loại cây sống một hay nhiều năm, mọc đứng hoặc bò, cao 30–40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng.
  • Lá nhọ nồi mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt.

Thành phần hóa của cây nhọ nồi

  • Các glycosides triterpene và Saponins : 6 glycosides loại oleanane : Eclalbasaponins I-VI ( 2 chất mới ly trích được năm 2001 được tạm ghi là XI và XII) , Alpha và Beta-amyrin , Ecliptasaponin D Eclalbatin.
  • Các Flavonoids và Isoflavonoids : Lá và đọt lá chứa Apigenin, Luteolin và các glucosides liên hệ. Toàn cây chứa các isoflavonoids như Wedelolactone, Desmethylwedelolactone, Isodemethylwedelolac tone, Strychnolactone
  • Aldehyd loại terthienyl : Ecliptal ; L-terthienyl methanol; Wedelic acid.
  • Sesquitepne lactone : Columbin.
  • Các sterols như Sitosterol, Stigmasterol..
  • Các acid hữu cơ như Ursolic acid, Oleanolic acid, Stearic acid, Lacceroic acid ; 3,4-dihydroxy benzoic acid; Protocateuic acid..

5 tác dụng của cây nhọ nồi

Với những thành phần hóa học như trên, thì cây nhọ nồi có tác dụng rất lớn trong việc điều trị những chứng bệnh như viêm họng, phát ban, mề đay…

Theo quan điểm của Đông ý, thì cây nhọc nồi rất lành tính, không có độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, nên có tác dụng trong việc ương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay… 

5 tác dụng của cây nhọ nồi
4.7 (93.33%) 3 votes

Và dưới đây là những bài thuốc được ứng dụng từ cây nhọ nồi, mà bạn có thê sử dụng vô cùng dẽ dàng và nhanh chóng:

Chữa sốt phát ban

  • Với cách đơn giản là dùng khoảng 60g nhọ nồi sắc uống ngày một thang liên tục từ 2-4 ngày là bạn có thể chữa được bệnh sốt phát ban.
  • Bài thuốc vừa đơn giản lại hiệu quả mà người sử dụng sẽ không còn phải lo lắng về căn bệnh này.

Chữa viêm họng

  • Với các triệu chứng như đau họng, họng sưng tấy, nuốt thì bị đau, người bệnh kiên trì dùng thang thuốc sau từ 3-5 ngày sẽ khỏi.
  • Phương pháp chữa viêm họng với cây nhọ nồi vô cùng đơn giản: Dùng 20g cỏ nhọ nồi và 20g bồ công anh, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất sắc lấy nước uống.
  • Mỗi ngày người bệnh nên dùng 1 thang chỉ sau 3-5 ngày bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu của bệnh viêm họng nữa.

Chữa mề đay

Bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu và đau nhức của căn bệnh này nữa hãy làm theo bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi như sau:

  • Thang thuốc bao gồm nhọ nồi, là xương sông, lá khế, rau diếp cá, lá dưa chuột, lá nhàu giã nát và lá huyệt dụ.
  • Tất cả cho vào nồi sau đó giã nát để lấy nước và bã để dùng.

Chữa sốt cao

  • Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng cây nhọ nồi vào việc chữa trị chứng sốt cao và đạt được hiệu quả rất lớn. Đây cũng là bài thuốc vô cùng tuyệt vời cho việc điều trị những trường hợp bị cảm nhưng lại bị dị ứng với khách sinh, nhất là ở trẻ em vì không gây ra các tác dụng phụ mà lại giảm sốt nhanh chóng và hiệu quả.
  • Khi bị sốt cao dùng cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cam thảo đất, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Chữa chảy máu cam

  • Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu nhanh. Chính vì vậy nó thường được dùng để đắp lên vết thương nhỏ bị chảy máu.
  • Ngoài ra nhọ nồi còn có tác dụng chữa chảy máu cam rất tốt. Dùng cỏ nhọ nồi cùng với hoa hòe sao đen mỗi vị 20g, 16g cam thảo đất sau đó sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Những lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh

  • Tuy có tác dụng rất lớn trong việc điều trị những bệnh lý, nhưng khi sử dụng loại cây này thì người dùng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất…
  • Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp (bẹn, nách), hạn chế đường uống để đảm bảo vệ sinh vô trùng cho trẻ.

Với  5 tác dụng của cây nhọ nồi trong việc chữa bệnh mà bài viết của chúng tôi vừa liệt kê trên đây, thì chắc chắn sẽ khiến cho bạn bất ngờ về loại cây tưởng chừng là cỏ dại này. Đồng thời, những nội dung trên đây cũng giúp cho bạn có thêm những kiến thức cần thiết và có thể ứng dụng vào thực tế, khi chẳng may gặp những trường hợp trên đây, một cách hiệu quả và an toàn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Bạn có thể xem thêm về cây nhọ nồi tại :  https://cayvala.com/cay-nho-noi/

5 tác dụng của cây nhọ nồi
4.7 (93.33%) 3 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 5 tác dụng của cây nhọ nồi