Sự thật 3 tác dụng của cây phượng vĩ

Khi nhắc đến cây phượng vĩ thì chắc là trong chúng ta ai cũng biết nhưng khi nói về tác dụng của cây phượng vĩ thì chưa hẳn nhiều người biết về những tác dụng của loại cây này. Vậy cây phượng vĩ thường được trồng trên đường phố, trường học, có tác dụng tạo bóng mát, xanh sạch cho bầu không khí thì ngoài tác dụng đó cây còn được sử dụng để làm gì nữa không? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu 3 tác dụng của cây phượng vĩ trong cuộc sống của chúng ta.

https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/3-tac-dung-cua-cay-phuong-vi.jpg
3 tác dụng của cây phượng vĩ

Nguồn gốc, đặc điểm của cây phượng vĩ

Cây Phượng hay phượng vĩ còn có tên gọi khác là cây xoan tây, điệp tây.

Trong tiếng anh có danh pháp hai phần: Delonix regia, họ Fabaceae, là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 鳳凰木 (phượng hoàng mộc), 金鳳 (kim hoàng). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree.

Nguồn gốc:

  • Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh. Cánh hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30–50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con.
  • Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.

>> Xem thêm: Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không? >> http://hopmenh.net/co-nen-trong-cay-loc-vung-truoc-nha/

Đặc điểm sinh trưởng:

Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.

Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi “hoa học trò”. Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là “thành phố Hoa Phượng Đỏ”. Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.

3 tác dụng của cây phượng vĩ

1. Cây phượng vĩ được trồng để lấy gỗ và chắn gió

Với đặc điểm là thân cây to cao khoảng 10- 20 mét,, tán rộng cây phượng vĩ rất thích hợp cho việc trồng để lấy gỗ.

Gỗ cây phượng vĩ thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván.

2. Cây phượng vĩ là cây cảnh quan đô thị, trong các trường học.

Cây Phượng Vĩ tán lá rộng, xanh tốt, hoa đẹp sắc, thường được trồng làm Cây Tạo Cảnh Quan, Cây Bóng Mát trên các vỉa hè, đường phố, công viên, trường học. Cây Phượng Vĩ là một biểu tượng của mùa hè, của lứa tuổi học trò và khơi gợi nhiều cảm xúc trong lòng người.

Với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Phượng Vĩ nở rất lâu, và mùa Phượng Vĩ thường kéo rất dài, từ tháng năm, sáu đầu mùa hạ, cho đến cuối muà vào tháng chín.

Một thành phố dù hiện đại nhưng có quá ít cây xanh, công viên cây xanh, vườn hoa đi dạo, … bị xem là thành phố bê tông, không tạo nên được không gian văn hóa, không có hồn, và thiếu sức sống. Gần đây, không gian xanh đã trở thành tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống và văn minh đô thị. Cây Phượng Vĩ với những đặc điểm nối bật của mình từ lâu đã được lựa chọn để trồng trong những công trình và là loài cây đô thị phổ biến tại nhiều thành phố trong cả nước.

3. Cây phượng vĩ có tác dụng chữa bệnh

Ngoài hai công dụng kể trên thì cây phượng vĩ còn có một tác dụng mà không ít người nghĩ đến đó là chữa bệnh.

Tất cả các bộ phận của cây phượng vĩ đều là một vị thuốc chữa bệnh. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi.

Thành phần hóa học và dược chất :

Sản lượng hóa chất trong vỏ gồm :
– ß-sitostérol,

– saponines,

– alcaloïdes,

– carotène,

– phytotoxines hydrocarbures,

– và những flavonoïdes.

Hoa, thành phần hóa thực vật trong hoa gồm :
– caroténoïdes,

– tanins,

– saponines,

– flaonoids,

– stéroïdes,

– alcaloïdes,

– và ß-sitostérol.

Lá có các thành phần hóa học gồm : lupéol và ß-sitostérol.

Vỏ và thân cho được 4 triterpènes :
– lupéol,

– epilupeol,

– ß-sitostérol,

– stigmastérol,

– và một hợp chất mùi thơm p-méthoxybenzaldéhyde.

Với những thành phần hóa học có trong vỏ, hoa, lá, cây phượng vĩ là loại thuốc đông y chữa được các bệnh sau:

  • Chống vi trùng Antibactérien :
    Delonix regia là một trong 12 dược thảo nghiên cứu cho hoạt động kháng vi khuẩn.

Những dung dịch trích cho thấy dung dịch trích của phượng vĩ có tính kháng vi khuẩn nhất trong số 12 cây dùng nghiên cứu. Những vi khuẩn nhạy cảm nhất là Bacillus subtilis, tiếp đến là Staphylococcus epidermidis.

  • Chống viêm Anti-inflammatoire:
    Nghiên cứu đánh giá hoạt động chống viêm của lá, dùng một carragénine gây ra chứng phù nước của chân chuột và mô hình “ cotton pellet granuloma ”.

Kết quả cho thấy một hoạt động quan trọng chống viêm trong cả 2 mô hình.

Thành phần Hoa / phénols và flavonoïdes: Nghiên cứu để uớc tính hàm lượng hợp chất phénolique toàn phần và flavonoïdal của những bông hoa Phượng vĩ. Những kết quả cho thấy rằng những bông hoa Phượng chứa lượng quan trọng hợp chất : phénols, và flavonoïdes, với hàm lượng phénolique toàn phần cao hơn nhiều so với hàm lượng flavonoïdal.

  • Bảo vệ gan hépatoprotecteur / gây độc tế bào cytotoxiques : Nghiên cứu dung dịch trích trong éthanolique phân lập được 3 stérols gồm : stigmastérol, ß-sitostérol, và 3-O-gucoside, một triterpéniques (acide ursolique) và 4 flavonoïdes : quercétine, quercitrine, isoquercitrine và rutine,

Những kết quả cho thấy một hoạt động : gây độc tế bào chống lại dòng tế bào ung thư gan cho người (HepG2).

Nghiên cứu cũng cho thấy : một hoạt động bảo vệ gan chống lại với sự thiệt hại gan gây ra bởi CCl4-, do đặc tính làm sạch những gốc tự do của các flavonoïdes.

  • Chống bệnh tiểu đường Antidiabétique: Nghiên cứu một trích xuất trong méthanolique của lá phượng vĩ, thữ nghiệm ở chuột gây ra bởi chất glucose hyperglycémiques cho thấy một hoạt động quan trọng : hạ đường máu hypoglycémique do đường uống.
  • Hạt có chất nhầy Graine de mucilage / Tablet Binder: Hạt của cây Phượng chứa glucomannose. Một chất nhày Mucilage thu được từ những hạt đã được sử dụng trong bào chế những viên nang thuốc tiêu carbonate de calcium.

Sau những thông tin bài viết 3 tác dụng của cây phượng vĩ cung cấp hy vọng bạn đã hiểu thêm được những tác dụng của cây phượng vĩ đối với cuộc sống của chúng ta. Trong môi trường tự nhiên có rất nhiều loại cây có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người, cây phượng vĩ là điển hình trong những loại cây có trong tự nhiên mà không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về công dụng chữa bệnh của nó.

 

3 tác dụng của cây phượng vĩ
4.2 (83.7%) 54 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 3 tác dụng của cây phượng vĩ