Sự thật 11 tác dụng của cây quả nổ

Cây Quả nổ còn có rất nhiều tên gọi khác trong y học là cây Nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách, Tiêu khát thảo, Tam tiêu thảo. Đây là loại cây được các thầy thuốc Đông y thường sử dụng làm nguyên liệu cho những bài thuốc dân gian của mình và rất hiệu quả. Sau đây hãy cùng bài viết 11 tác dụng của cây quả nổ để tìm hiểu những tác dụng của cây quả nổ với sức khỏe con người.

https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/11-tac-dung-cau-cay-qua-no.jpg
11 tác dụng của cây quả nổ

Đặc điểm của cây quả nổ

Hình dạng: Cây quả nổ có củ tròn dài, thân cao 50 cm, vuông, có lông, phù ở trên mắt, phiến lá bầu dục, mặt trên có lông thưa, bìa có rìa lông cứng. Tụ tán ở nách lá. Hoa to, đẹp, lam tím; lá hoa 2 – 3 mm, hẹp, lá đài cao 2,5 cm; vành có ống cao 4 – 5 cm, 5 tai gần nhau bằng nhau; tiểu nhụy 4, trắng, nhị trường, không thò, chỉ dính dài vào ống; nuốm đẹp. Quả nang dài đến 3 cm, nâu đen, nổ mạnh khi tẩm nước vì vậy được gọi là cây quả nổ; hột tròn dẹp.

Nguồn gốc: Cây quả nổ có nguồn gốc từ Antilles (Trung Mỹ), du nhập vào Việt Nam vào 1909; mọc hoang phổ biến dựa lộ, bình nguyên và trung nguyên; trổ hoa quanh năm. Trồng một cây sẽ văng hột mọc tứ tung…

Ở nước ta, cây quả nổ thường mọc ven đường, bờ ruộng đi nhiều nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cây nổ thường phát tán nhanh. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, người ta cũng thường hay dùng thân hoặc rễ. Rễ nhiều, xếp thành bó, có màu vàng nâu, phình thành củ, ít khi dẹp lại ở đầu mút.

Các thành phần hóa học: Cây chứa leucin, tirosin, valin, glicin; củ chứa hentriacontan, lupeol, sitosterol, stigmasterol, campesterol…

Tính vị: lá có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc (gây nôn nếu dùng liều cao). Rễ có vị ngọt, cay, tính mát.

11 tác dụng của cây quả nổ

Cây quả nổ đã được cả Đông Y lẫn Tây Y nghiên cứu về tác dụng của nó trong việc chữa trị bệnh. Mặc dù là loại cây rất dễ tìm thấy ngoài vườn hay bất kỳ nơi đâu nhưng cây quả nổ có rất nhiều công dụng hữu ích. Sau đây là 11 tác dụng của cây quả nổ đối với sức khỏe của chúng ta.

1. Điều trị thận suy hư

Cách dùng: Cây nổ, cây quýt gai, cây mực, cây muối mỗi vị 20g phơi khô sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 700ml chia ra uống trong ngày. Uống liên tục 1 tháng là có hiệu quả.

2. Trị sỏi thận

Cách dùng: Lấy 20g cây quả nổ, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 15g, dứa dại 15g) sắc với 1,5 lít nước, còn 1 lít chia uống trong ngày.

3. Điều trị cảm sốt

Cách dung: cây nổ 25g hãm nước uống trong ngày.– Vỏ thân, vỏ rễ thái nhỏ để tươi hoặc nấu lấy nước duốc cá.

4. Chữa sốt nóng, khát nước:

Cách dùng: Vỏ rễ 6g, sắc với 200ml nước còn 50ml uống trong ngày.

5. Chữa chứng hay chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, run chân tay:

Cách dùng: Rễ cây Nổ với Dây đau xương lượng bằng nhau (8g), sắc uống.

6. Chữa vết thương ghẻ lở nhiễm khuẩn tụ cầu gây mủ, làm chóng liền sẹo.

Cách dùng: Gỗ thân cây Nổ đốt thành than tán, bột rắc lên vết thương. Có nơi dùng cho người bị bệnh phong (hủi).

7. Chữa tiểu đường (type 2, không phụ thuộc insulin):

Cách dùng: Toàn cây tươi 75 g (khô 25 g) sắc uống/ngày, trong nhiều ngày.

8. Chữa cao huyết áp:

Cách dùng: 12 hoa (tươi hoặc khô), lượng nước vừa đủ, sắc uống.

9. Viêm nhiễm đường tiết niệu, thận:

Cách dùng: Toàn cây tươi 75 – 112 g (dược liệu khô 25 – 38 g) sắc lấy nước để riêng. Và tán bột thêm 20 g khô. Dùng nước thuốc sắc để uống thuốc bột, vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.

10. Chữa đau răng viêm lợi:

Cách dùng: Rễ cây Nổ sắc nước đặc, ngậm rồi nhổ đi, không nuốt.

11. Viêm nhiễm đường tiết niệu, thận:

Cách dùng: toàn cây tươi 75 – 112 g (dược liệu khô 25 – 38 g) sắc lấy nước để riêng. Và tán bột thêm 20 g khô. Dùng nước thuốc sắc để uống thuốc bột, vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.

Ở Việt Nam, cây Bỏng nổ còn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian như nấu nước lá, cành và rễ để tắm cho người ghẻ lở, thậm chí người bị hủi. Rễ thái mỏng phơi hay sấy khô hoặc sao vàng sắc uống chữa sốt, sốt rét, chóng mặt, chân tay run rẩy.

Không những y học phương Đông mà y học phương Tây cũng đã tìm hiểu về tác dụng của cây quả nổ:

  • Theo tài liệu ấn Độ, lá và dịch chiết lá làm thành bột nhão với thuốc lá để diệt ấu trùng giun sán. Dịch chiết lá cũng được sử dụng để nhuận tràng, hạ nhiệt khi sốt và rửa vết thương. Tanin trong vỏ dùng để thuộc da và nhuộm thảm đen. Vỏ cây và rễ có tác dụng cầm máu. Rễ có tác dụng tẩy xổ. Trong rễ có hoạt chất làm giảm đau và kích thích tình dục. Quả chín có thể ăn được.
  • Ở Liên Xô cũ, đã tiến hành thí nghiệm và chỉ ra chế phẩm alcaloit securinin có thể thay thế chế phẩm strychnin và hạt Mã tiền do nó kích thích thần kinh tương tự như strychnin nhưng ít độc hơn.

Bài viết đã giúp bạn đọc tìm hiểu được 11 tác dụng của cây quả nổ đối với sức khỏe con người cũng như việc trị bệnh hữu hiệu của nó. Trên đây chỉ là những tác dụng chính của cây quả nổ, bài viết sẽ tiếp tục cập nhật để giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về loài cây này.

 

11 tác dụng của cây quả nổ
3.5 (70%) 4 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 11 tác dụng của cây quả nổ