Sự thật 10 tác dụng của cây phòng phong

Bạn đã bao giờ nghe đến cây phòng phong và bạn có biết đây là loại cây thuốc nam chữa được rất nhiều loại bệnh không. Từ xa xưa cây phòng phong đã được các thầy thuốc đông y sử dụng để chữa trị cho những người bị phong, bị viêm nhiễm rất tốt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu 10 tác dụng của cây phòng phong trong chữa trị bệnh.

10 tác dụng của cây phòng phong
10 tác dụng của cây phòng phong

Những thông tin về cây phòng phong

Tên khác : Bỉnh phong, Hồi thảo, Lan căn (Biệt Lục), Đồng vân (Bản Kinh), Bắc phòng phong, Hồi vân, Bạch phi (Ngô Phổ Bản Thảo), Thanh phòng phong, Hoàng phòng phong, Bách chi, Hồi tàn, Hồi thảo, Sơn hoa trà, Tục huyền (Hòa Hán Dược Khảo).

Tên khoa học : Ledebouriella seseloides Wolff.

Họ khoa học : Hoa Tán (Apiaceae)

Phòng phong hay Thiên phòng phong (Ledebouriella seseloides Wolff.) là cây sống lâu năm, cao khoảng 0,3-0,8m, lá mọc cách, cuống lá dài, phía dưới cuống phát triển thành bẹ ôm vào thân, lá kép 2-3 lần xẻ lông chim, trông giống lá Ngải cứu. Hoa tự hình tán kép, mỗi tán kép có 5-7 tán nhỏ, cuống tán nhỏ không đều nhau. Mỗi tán nhỏ có 4-9 hoa nhỏ, màu trắng. Quả kép gồm 2 phân quả, hai quả dính nhau như hình chuông. Trên lưng quả có sống chạy dọc, giữa sống có 1 ống tinh dầu, mặt tiếp xúc giữa 2 phân quả có 1 ống tinh dầu.

Vân phòng phong hay Trúc diệp phòng phong (Seseli delavayi Franch.) là cây sống lâu năm, cao khoảng 0,3-0,5m. Lá kép 2-3 lần xẻ lông chim, cuống lá dài, phiến lá chét giống lá tre, dài 7-10cm, rộng 2-4cm, mép nguyên. Hoa tự hình tán kép gồm 5-8 tán nhỏ, mỗi tán nhỏ gồm 10-20 hoa nhỏ có cuống dài ngắn không đều. Hoa màu trắng. Quả hình trứng dài, màu tái nâu, trên lưng phân quả có sống, chạy dọc giữa sống quả có 3 ống tinh dầu, mặt tiếp xúc giữa 2 phân quả có 5 ống tinh dầu.

Tính vị của cây phòng phong

– Trung dược đại từ điển: Cay, ngọt, ấm.

– Trung dược học: Cay, ngọt, hơi ấm.

– Bản kinh: Vị ngọt, ấm.

– Biệt lục: Cay, không độc.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Khí hòa, vị ngọt hơi cay, tính hơi ấm.

– Bản thảo tái tân: Vị cay, tính bình, không độc.

Cách bào chế làm thuốc

Chọn củ nào chắc mà lại nhuận là tốt. Cắt bỏ đầu đuôi đi, thái nhỏ, để dành dùng dần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bỏ sạch lông bờm trên đầu cuống, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Rửa sạch, để ráo, thái mỏng, phơi khô (Dược Liệu Việt Nam).

10 tác dụng của cây phòng phong

1. Trị chứng ngoại cảm: phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thường kết hợp với các loại:
+ Thuốc tán hàn như Kinh giới, Gừng. để chữa cảm hàn.

+ Thuốc giải nhiệt như: Kim ngân hoa, Cát căn, Sài hồ, Bạc hà để chữa chứng cảm nhiệt

+ Thuốc trừ thấp để chữa chứng phong thấp như: Độc hoạt, Tần giao, Tang ký sinh.

Những bài thuốc có thể dùng như:

  • Bài 1: Phòng phong 10g, Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 8g, Kinh giới 8g, Hạnh nhân 10g, Gừng tươi 2-3 lát; sắc uống trị chứng cảm phong hàn, ho, đau đầu mình.
  • Bài 2: Phòng phong 10g, Sài hồ 10g, Kim ngân hoa 12g, Kinh giới 8g, Liên kiều 8g, Cát căn 10g, Hoàng cầm 12g, Cam thảo 4g; sắc uống trị chứng cảm phong nhiệt, sốt ho, đau đầu, mạch sác.
  • Bài 3: Phòng phong 12g, Độc hoạt 10g, Tang ký sinh 12g, Tần giao 12g, Chế hương phụ 8g, Xuyên khung 8g, Hà thủ ô 12g, Quế chi 8g, sắc uống trị chứng cảm phong thấp đau mình mẩy và các cơ khớp.

2. Trị đau nửa đầu: thường kết hợp với Bạch chỉ, Xuyên khung có thể dùng bài thuốc kinh nghiệm sau: Phòng phong, Bạch chỉ lượng bằng nhau tán nhỏ hòa mật ong viên bằg quả táo, mỗi lần ngậm một viên với nước chè.

3. Trị ngứa: Đông y cho ngứa là do phong, thường dùng chữa ngứa do dị ứng có kết quả tốt, trên lâm sàng thường dùng kết hợp với các thuốc trị phong khác như Kinh giới, Bạc hà, Kim ngân hoa.

4. Trị chứng kinh phong: Do ngoại phong sinh chứng co giật như bệnh uốn ván (phong đòn gánh, Phá thương phong). Cổ phương thường dùng bài Ngọc chân tán (Ngoại khoa chính tông) gồm Nam tinh, Phòng phong, Bạch chỉ, Thiên ma, Khương hoạt, Bạch phụ tử lượng bằng nhau tán bột mịn. Mỗi lần uống 6-12g chế với rượu nóng để uống.
5. Trị đau bụng tiêu chảy: trường hợp tiêu chảy kèm sôi bụng, đau bụng. (Đông y cho tiêu chảy do phong thấp phong tả) dùng bài cổ phương Thống tả yếu phương (Cảnh nhạc toàn thư) gồm Bạch truật 12g, Bạch thược12g, Phòng phong 8g(sao), Trần bì sao 6g, sắc nước uống dùng có kết quả tốt đối với tiêu chảy do tỳ hư kiêm ngoại cảm phong hàn.
Bài thuốc kinh nghiệm: chữa chứng mồ hôi trộm lúc ngủ. Phòng phong 80g, Xuyên khung 40g, Nhân sâm 20g (có thể dùng Đảng sâm) tán nhỏ trộn đều, mỗi lần trước khi ngủ uống 10-12g bột thuốc.

6.Trị mồ hôi ra nhiều: Phòng phong, bỏ đầu ngọn, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Phù tiểu mạch (Chu Thị Tập Nghiệm phương).

7. Trị mồ hôi ra nhiều: Phòng phong, bột gạo. Sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước sắc da heo (Chu Thị Tập Nghiệm phương).

8. Trị mồ hôi trộm: Phòng phong 80g, Xuyên khung 40g, Nhân sâm 20g. Tán bột. Trước khi đi ngủ uống 12g với nước sôi (Giản Dị phương).

9. Trị người lớn tuổi đại trường bị bí kết: Phòng phong, Chỉ thực, sao chung với bột mì, mỗi thứ 40g, Cam thảo 20g. tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sôi, trước bữa ăn (Giản Tiện phương).

10. Trị phụ nữ bị băng trung, ra huyết nhiều: Phòng phong, nhặt sạch lông, bỏ đầu, đuôi, nướng cho đến khi đỏ, tán thành bột. Mỗi lần uống 4g với rượu. Bài này đã kinh nghiệm nhiều lần, rất hay (Độc Thánh Tán – Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Kiêng kỵ sử dụng cây phòng phong trong những trường hợp nào?

Mặc dù là loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng để chữa trị nhưng bên cạnh đó cần chú ý các trường hợp cấm kỵ sử dụng cây phong phong kết hợp với các dược liệu sau đây:

  • Sợ Can khương, Bạch liễm, Lê lô, Nguyên hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Ghét vị Tỳ giải (Tân Tu Bản Thảo)
  • Ghét vị Bạch cập (Bản Thảo Nguyên Thỉ)
  • Nguyên khí hư yếu: không dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
  • Phế hư, suyễn, có mồ hôi: không dùng (Dược Tính Tập Yếu Tiện Độc).
  • Huyết hư sinh phong, nhiệt cực sinh phong : không dùng (Trung Dược Học).
  • Âm hư hỏa vượng: cẩn thận khi dùng (Trung Dược Học).
  • Phụ nữ sau khi sinh, trẻ nhỏ sau khi bị tiêu chảy mà tỳ hư, co giật: cấm không được dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Với những tác dụng nổi bật mà bài viết 10 tác dụng của cây phòng phong cung cấp đã cho thấy cây phòng phong là thảo dược quý nên được sử dụng nhiều trong Đông y cũng như cần được coi trọng và điều chế để trở thành dược liệu cần thiết trong Tây y.

10 tác dụng của cây phòng phong
Rate this post
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 10 tác dụng của cây phòng phong