Sự thật 14 tác dụng của cây quất, cây quýt

Cây quýt, cây quất không chỉ được biết đến là loài cây ăn quả có vị chua, hơi ngọt, quả nhỏ, chín màu vàng óng và bên cạnh đó loài cây này còn là vị thuốc nam đặc quý, chữa được rất nhiều bệnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu 14 tác dụng của cây quất, cây quýt trong cuộc sống cũng như trong Đông y.

https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/14-tac-dung-cua-cay-quat-cay-quyt.jpg
14 tác dụng của cây quất, cây quýt

 

Cây quất, cây quýt là cây như thế nào?

Cây quýt dễ tìm thấy nhất đó chính là mỗi dịp tết đến, xuân về là trong các gia đình người Việt đều có những cây quýt trĩu quả chín vàng được mua ngoài chợ vềđể trang trí cho căn nhà trong những ngày tết sung vầy. Hình ảnh những cây quýt, cây quất hẳn là không còn xa lại với chúng ta nhưng khi nói về tác dụng của chúng thì có nhiều người vẫn không hiểu biết về loài thuốc nam quý này.

Tên dân gian: Quýt, Quýt Xiêm, Trần bì (vỏ quýt)

Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco. (C. nobilis Lour var. deliciosa Swingle. C. deliciosa Tenore),

Họ khoa học: thuộc họ Cam – Rutaceae.

Hình dáng:

  • Cây thân nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành có gai.
  • Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình ngọn giáo hẹp có khớp, trên cuống lá có viền mép.
  • Hoa nhỏ, màu trắng, ở nách lá, ra hoa vào tháng 3-4,
  • Quả hình cầu hơi dẹt, màu vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm; hạt xanh. Cây thường có quả vào tháng 10-12.

Những tác dụng của từng bộ phận của cây quýt, cây quất.

  •  Vỏ quả Quýt chín – Pericarpium Citri Reticulatae, thường gọi là Trần bì.
  • Vỏ quả còn xanh – Pericupium Citri Reticulatae Viride, thường gọi là Thanh bì.
  • Vỏ quả ngoài – Exocarpium Citri Rubrum, gọi là Quất hồng.
  • Hạt quýt – Semen Citri Reticulatae, gọi là Quất hạch.
  • Người ta còn dùng lá Quýt.

Thành phần hóa học: Trong vỏ có 2 loại dầu, loại dầu cam 0,50% và loại dầu cam rụng 0,50%. Thành phần chính trong dầu là d và dl-limonen 78,5%, d và dl-limonene 2,5% tương ứng với 2 loại dầu và linalool 15,4%. Còn có một ít citrale, các aldehyd nonylic và decylic và chừng 1% methyl anthranylat methyl. Dịch của quả chứa đường và acid amin tự do, acid citric, vitamin C, caroten. Lá cũng chứa 0,5% tinh dầu. Hạt cũng có tinh dầu.

Tính vị:

– Hoa kích thích

– Quả Quýt (chủ yếu là dịch); vị chua ngọt, tính mát; có tác dụng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái.

– Vỏ quả Quýt và lá Quýt đều có tinh dầu, có tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hoá.

– Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá.

– Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp.

– Lá và hạt Quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính bình; có tác dụng hành khí, tiêu viêm.

14 tác dụng của cây quýt, câu quất

1. Chữa nôn mửa, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu hoặc buồn nôn: Trần bì, Hoắc hương đều 8g Gừng sống 3 miếng, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

2. Chữa ho suyễn: Trần bì, Nam tinh, Ðình lịch, vỏ rễ Dâu, mỗi vị 12g sắc uống (Nam dược thần hiệu).

3. Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày (Dược liệu Việt Nam).

4. Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đi lỏng: củ Sả 12g, Trần bì 16g, Sơn tra (sao cháy) 12g, sắc với 500ml nước, còn 200ml. Người lớn chia 2 lần uống trong ngày, trẻ em tuỳ tuổi chia 3-4 lần uống (Dược liệu Việt Nam).

5. Chữa đau sưng tinh hoàn: Hột Quýt 12-20g sắc lên, pha thêm chút rượu vào uống (Nam dược thần hiệu).

6. Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Hột Quýt 16g sắc uống (Lê Trần Ðức).

7. Chữa hông sườn đau tức hay vú sưng đau: Thanh bì tán nhỏ, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2-3 lần, hoặc sắc lá Quýt 20g, dùng uống (Lê Trần Ðức).

8. Sốt rét: Vỏ Quýt đốt thành than tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng mỗi lần 4g, uống trong 5-7 ngày (Sổ tay cây thuốc).

9. Chữa ngoại thương, nội thương, trúng thực, ỉa chảy: Vỏ Quýt để lâu năm (sao) 25%, lá và búp ổi (sao) 25%, Gừng khô (sao) 25%, củ Bồ bồ nướng 15%, Hậu phác 10%, các vị hoà chung, tán bột nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày uống 2-3 lần (Kinh nghiệm tâm đắc ở An Giang).

10. Cảm mạo: Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.

11. Nghẹn: Vỏ quất 20g, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.

12. Sa nang sưng đau: Rễ quất 15 – 16g, sắc uống.

13. Chữa ho:

  • Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.
  • Ho gà trẻ em: Quất 10g, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần.
  • Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.
  • An thần giảm ho: Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.
  • Ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, thêm 20g đường phèn hấp cơm, uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 – 10ml (1 thìa cà phê).

14. Nước giải khát có tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim sạch châm sâu vào quả 5 – 6 lỗ rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kính 2kg; cứ một lớp quất lại một lớp đường. Đậy kín, để trong 7 ngày, được dịch quất đường (si-rô quất) màu vàng mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 – 2 thìa to sirô này pha với 150ml được đun sôi để nguội. Khuấy đều rồi uống.

Trên đây là 14 tác dụng của cây quất, cây quýt hay được dùng để chữa những bệnh thường nhật trong cuộc sống ngoài ra loại cây này còn được sử dụng trong những mục đích như làm đẹp hay chưa những bệnh khác. Cây quất, cây quýt chính là bài thuốc quý mà chúng ta cần có trong mỗi gia đình.

 

14 tác dụng của cây quất, cây quýt
Rate this post
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 14 tác dụng của cây quất, cây quýt