Sự thật 9 tác dụng của cây phúc bồn tử

Cây bồn tử hay còn gọi là cây mâm xôi là loại cây chứa nhiều vitamin C, thường mọc trên núi. Khoa học đã chứng minh rằng cây bồn tử (mâm xôi) rất tốt cho nam giới. Vậy đối với nữ giới thì cây bồn tử có mang lại công dụng gì cho nữ giới hay không, hãy cùng bài viết 9 tác dụng của cây phúc bồn tử tìm hiểu vấn đề này nhé.

https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/9-tac-dung-cua-cay-bon-tu-1.jpg
9 tác dụng của cây bồn tử

Cây phúc bồn tử (raspberry) có tên khoa học là Rubus idaeus, tên thường gọi là mâm xôi đỏ hoặc mâm xôi châu Âu, là loài thực vật có hoa trong họ hoa hồng. Được ghi nhận trong sách dược thảo ở Anh từ năm 1548, sau đó được trồng phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 19. Tại Việt Nam, phúc bồn tử được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu lạnh như miền núi phía Bắc và đặc biệt là Đà Lạt.

Quả bồn tử (mâm xôi) là một loại cây thuộc họ dâu, có màu đỏ sẫm, vị ngọt, hơi chua, thường mọc trên núi ở vùng khí hậu lạnh. Mùa thu hoạch từ tháng bảy đến tháng tám hằng năm. Tên khoa học là rubus alceaefolius poir. (r.molúccanus L) thuộc họ hoa hồng (rosaceae).

9 tác dụng của cây bồn tử

1. Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Có thể nói phúc bồn tử được xếp hàng thượng phẩm trong biểu đồ đánh giá thực phẩm, nhiều lợi ích hơn dâu tây, việt quất (blueberry), nho đen (black grape), anh đào (cherry)… vì ngoài các vitamin, khoáng tố, nó còn là nguồn chất xơ giúp ổn định đường huyết nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Chống lão hoá, ung thư, tiểu đường, kháng khuẩn

Ellagitannin trong phúc bồn tử được chứng minh có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp ba lần trái kiwi, gấp mười lần cà chua. Với tác dụng hiệp lực của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống ôxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào. Vitamin C và flavonoid còn góp phần kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, và tác dụng này không bị giảm đi khi sử dụng phúc bồn tử đã được đông lạnh.

3. Bảo vệ thị lực

Theo các số liệu được công bố trong Archives of Ophthalmology thì 36% người lớn sau 50 tuổi thường bị chứng thoái hoá điểm vàng mà nguyên nhân chính là ăn không đủ lượng trái cây cần thiết mỗi ngày. Nghiên cứu đánh giá trên 110.000 phụ nữ và nam giới cho thấy một nhóm cần phải ăn ba khẩu phần gồm rau củ và trái cây mỗi ngày mới đủ chất bảo vệ thị lực, và một nhóm chỉ cần ăn một muỗng bột phúc bồn tử thì đã đầy đủ các carotenoid, vitamin A, C, E và các khoáng tố vi lượng như Cu, Zn, là những thành phần giúp loại trừ các gốc tự do gây hại cho võng mạc.

4. Chống rối loạn cương dương, chữa liệt dương

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ chứng minh rằng phúc bồn tử giúp cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, giúp thần kinh hưng phấn làm dương vật mềm yếu sẽ cương trở lại. Y học cổ truyền cũng sử dụng thảo dược này để làm thuốc bổ can minh mục, ích thận trợ dương, bổ huyết, chữa liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, mắt mờ, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thận suy, tiểu tiện nhiều.

5. Giúp đẹp da, đen tóc

Vitamin E, carotenoid và các chất flavonoid trong phúc bồn tử có tác dụng giải dị ứng, tiêu viêm, thải độc, bảo vệ da chống lại các tia cực tím làm giảm các vết thâm nám trên da, giúp da đàn hồi, tăng cường tuần hoàn ở các mao mạch ngoại vi, thúc đẩy sự tái tạo các tế bào collagen mới giúp da sáng đẹp. Các hoạt chất này còn ngăn cản sự rụng tóc, chậm bạc tóc.

6. Cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tiền mãn kinh

Nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ còn cho thấy chất chống ôxy hoá trong phúc bồn tử có tác dụng phòng ngừa các gốc tự do gây tổn hại đến não, đồng thời tăng lưu lượng máu và ôxy đến não, từ đó nâng cao khả năng phán đoán, tăng trí nhớ, sức sáng tạo. Đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc rối loạn tiền mãn kinh, nó giúp giảm stress, giảm các cơn bốc hoả và chính những chất sinh học này đóng vai trò hormon thay thế góp phần điều hoà lượng estrogen bị thiếu hụt trong giai đoạn này.

 

7. Giúp vòng eo thon gọn

Mâm xôi, cùng với các loại dâu khác được xem là những thực phẩm tuyệt vời vì chúng rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim và mạch máu, phòng chống bệnh ung thư được xem là một sự lựa chọn lành mạnh cho những lúc bạn thèm ăn quà vặt.

8. Giúp xương cứng cáp

Chỉ cần 2 vốc quả mâm xôi cũng đủ cho lượng mangan cần thiết mỗi ngày. Mangan giúp cơ thể hình thành các mô kết nối, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc xương cứng chắc, theo chuyên gia Wilson. Tăng cường tế bào: Quả mâm xôi chứa folate, còn được biết đến với cái tên vitamin B9 hoặc a-xít folic, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào. Phụ nữ mang thai được khuyên phải bổ sung đầy đủ vitamin B9 để giảm thiểu nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc thậm chí tạo ra thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh (nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt đốt sống, não úng thủy, thai không có hộp sọ).

9. Cải thiện hệ tiêu hóa

Quả mâm xôi chứa lượng rất cao chất xơ, có thể nói là đứng nhất nhì trong làng trái cây thế giới. Theo tính toán, một vốc tay quả mâm xôi chứa khoảng 8g chất xơ, trong khi giới chuyên gia khuyên nên bổ sung 25g chất xơ mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chất xơ cũng giúp cải thiện sức khỏe bằng cách giảm lượng cholesterol có trong máu.

Các dạng chế biến của cây bồn tử

Dạng bột

Dạng bột xay mịn từ trái khô, ngày ba lần, mỗi lần một muỗng nhỏ, ngậm trong miệng cho tan rồi uống nước.

Dạng mứt

Nhiều nước làm mứt đông từ trái phúc bồn tử, khi ăn phết lên bánh mì với bơ đào nhân, hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng thành món sandwich truyền thống mà dân Bắc Mỹ gọi là PB&J (Peanut Butter and Jelly sandwich).

Ngâm rượu

Ngâm rượu, uống mỗi ngày 20 – 30ml, hai lần trong ngày. Phúc bồn tử chứa chất oxalat, ăn nhiều sẽ có nguy cơ oxalat kết tinh thành sỏi. Những người có sỏi ở thận, bàng quang hoặc túi mật tránh không nên dùng loại trái này. Oxalat còn hạn chế hấp thu canxi, tuy nhiên điều này không đáng kể đối với người có bộ máy tiêu hoá tốt.

Với 9 tác dụng của cây bồn tử được liệt kê trong bài cũng như các cách chế biến bồn tử thành những thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

9 tác dụng của cây phúc bồn tử
3 (60%) 1 vote
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 9 tác dụng của cây phúc bồn tử