Sự thật 9 tác dụng của cây phù dung

Phù dung là một loài cây có hoa màu hồng, thường mọc hoang ở nông thôn, một số gia đình sử dụng để trồng trang trí trong nhà. Trong dân gian còn gọi là mộc liên, địa phù dung, tam biến hoa, thất tinh hoa, sương giáng hoa, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung… Trong Đông y phù dùng là loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt. Sau đây là  9 tác dụng của cây phù dung.

https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/9-tac-dung-cua-cay-phu-dung.jpg
9 tác dụng của cây phù dung

Nhận biết cây phù dung

Hình dáng: Cây phù dùng nhỏ, cao chừng 2-5m, cành có lông hình sao ngắn, vỏ thân có nhiều xơ sợi, lá mọc cách, xẻ 3-5 thùy, hình bàn tay, rộng 10-20cm, mặt trên có lông, mép khía răng cưa. Hoa to và đẹp, mọc đơn độc hoặc tụ nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng, chiều ngả màu hồng đỏ. Qủa hình cầu năm cạnh, đường kính từ 2-5cm, có lông màu vàng nhạt.

Theo y học cổ truyền, hoa phù dung vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết (làm mát huyết và cầm máu), tiêu thũng chỉ thống (làm hết phù thũng và giảm đau), thông kinh hoạt huyết, bài nùng (làm hết mủ); được các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo đồ kinh, Bản thảo cầu chân, Trấn nam bản thảo, Sinh thảo dược tính bị luận… dùng để chữa các chứng bệnh như ung thũng, mụn nhọt, lở loét, bỏng, ho do phế nhiệt, thổ huyết, băng lậu, bạch đới… Hoa thường hái vào khi hoa nở, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô dùng dần. Rễ chỉ nên đào khi cần thiết.

Đông y thường dùng lá và hoa phù dung làm thuốc, trong một số trường hợp còn dùng cả vỏ rễ. Lá thường hái vào hai mùa hè, thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong bóng râm (âm can), bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng gió để dùng dần; cần thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc.

>> Có thể bạn quan tâm: Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không? >> http://hopmenh.net/co-nen-trong-cay-loc-vung-truoc-nha/

9 tác dụng của cây phù dung trong việc chữa bệnh

Ngoài công dụng làm cảnh, vỏ thân phù dung trắng mềm có thể dùng để bện thừng, dệt vải hoặc làm giấy; lá và hoa tươi hoặc khô được dùng để làm thuốc. Theo nghiên cứu hiện đại, hoa phù dung có chứa Anthocyanin, Isoquercitrin, Hyperin, Hyperoside, Rutin, Quercitin-4’-glucoside, Spiraeoside, Quercimeritrin…

Điều đặc biệt là ham lượng một số chất thay đổi cùng sự biến màu của cánh hoa theo thời gian trong này: sáng sớm khi hoa trắng thì không chứa  Anthocyanin; buổi trưa và xế chiều khi hoa chuyển sang màu hồng nhạt rồi hồng đỏ thì lại xuất hiện Anthocyanin và một số dẫn chất của nó như Cyanidin 3,5-diglucoside, Cyanidin 3- rutinoside-5- glucoside; riêng xế chiều hàm lượng các chất này cao gấp 3 lần so với buổi trưa. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây phù dung:

1. Chữa mụn nhọt: Dùng lá hoặc hoa phù dung tươi 20g, đem giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác. Đơn thuốc này có tác dụng, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.

2. Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng. Hoặc dùng hoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần, ngày từ 2 – 3 lần dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết bỏng.

3. Kinh nguyệt ra nhiều: Hoa phù dung (loại mới nở, còn màu trắng chưa chuyển màu) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen (loại lâu năm càng tốt) đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.

4. Chữa chín mé: Hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày hai lần, đắp trong 3 – 5 ngày.

5. Chữa sưng vú: Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.

6. Trị chứng viêm khớp: Dùng hoa phù dung và xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) mỗi thứ 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Ngày đắp một lần vào buổi tối, đắp liên tục trong 5 ngày. Hoặc lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.

7. Chữa chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2 – 3 lần.

8. Cảm mạo: hoa hoặc lá phù dung 30g, hậu phác 3g. Sắc kỹ 2 lần lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.

9. Bỏng: hoa hoặc lá phù dung 18g, Đại hoàng 12g, Bạch chỉ 9g, Cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịnh rồi trộng với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, Thanh đại 9g, hai thứ tán bột trộng với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Hoặc dung fhoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đên khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần; hàng ngày từ 2-3 lần dùng gạc hoặc bông vô trùng thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết thương.

>> Có thể bạn quan tâm: Có nên trồng hoa bỉ ngạn không? Có tốt không? >> http://hopmenh.net/co-nen-trong-hoa-bi-ngan-khong/

Từ lâu cây phù dung đã được con người biết đến và được các thầy thuốc sử dụng để chữa bệnh. Với 9 tác dụng của cây phù dung trong chữa bệnh đông y hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn những công dụng của cây phù dung. Hãy tìm hiểu để biết cách phát huy đúng công dụng của cây phù dung vào việc chữa bệnh của bạn mà không sử dụng quá nhiều thuốc tây y.

9 tác dụng của cây phù dung
3.3 (66.67%) 3 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 9 tác dụng của cây phù dung