Sự thật 2 tác dụng của cây ngải cứu

Cây ngải cứu được biết với nhiều cái tên khác nhau như cây giải cảm, cây thuốc cứu, cây ngải điệp hay cây thuốc cao,… Đây là một loại cây thuốc nam, trong đông y dùng để chữa nhiều bệnh tật, mang lại sức khỏe tốt cho con người. Sau đây là 2 tác dụng của cây ngải cứu trong làm đẹp và đối với sức khỏe, mọi người có thể cùng tham khảo nhé! 

Thuốc Tỳ Bách Thảo có tác dụng gì ?

Hệ thống chữa cháy Fm200

2 tác dụng của cây ngải cứu
Rate this post

erxb4bw2cu48wllgtwwe-cay-ngai-cuu

1/ Tác dụng cây ngải cứu trong làm đẹp

Trong cây ngải cứu có một số hoạt chất có tác dụng giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non. Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên da, từ đó hỗ trợ làm sạch da, giảm nhờn đó các bạn. Thực tế thì các bạn có thể trồng cây ngải cứu để sử dụng khi cần thiết, hoặc mua ở chợ cũng có rất nhiều nha. Sau đây là 2 cách làm đẹp da bằng cây ngải cứu:

+ Dưỡng da: Các bạn có thể dùng lá ngải cứu để dưỡng da bằng cách đun sôi lá với nước cho nhừ. Tiếp đến, các bạn vắt lấy nước và để vào tủ lạnh (có thể dùng trong 1 tuần). Vào mỗi tối hoặc chiều, sau khi rửa mặt, các bạn dùng khăn thấm nước ngải cứu đắp lên mặt, để khô và rửa lại nha.

+ Trị mụn trứn cá: Nếu các bạn đang gặp phải vấn đề liên quan đến mụn trứng cá, hãy dùng ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt và để khoảng 20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước mát. Các bạn hãy áp dụng cách này từ 1 – 2 lần/tuần sẽ thấy giảm mụn đáng kể nha.  

2 tác dụng của cây ngải cứu
Rate this post

2/ Tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe

► Điều hòa kinh nguyệt:

Ngải cứu có tác dụng quan trọng trong việc điều trị kinh nguyệt với các biểu hiện như: kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh. Sử dụng ngải cứu là bài thuốc hữu hiệu và an toàn để điều hòa kinh nguyệt. Để điều hòa kinh nguyệt, bạn cần áp dụng 2 bài thuốc dưới đây:
+ Với kinh nguyệt không đều: đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh và trong suốt những ngày đang có kinh uống trà ngải cứu theo công thức sau:Lá ngải cứu khô (10g), thêm vào 200 ml nước và sắc tới khi còn 100 ml, có thể thêm chút đường để uống. Nên uống vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày nhé!
+ Với đau bụng kinh: Mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải sắc đặc với nước, hoặc nếu bạn không thể uống được như vậy có thể hãm với nước sôi để uống như trà. Nước ngải chia làm 3 lần uống trong ngày, và uống mỗi ngày.

► Chữa bệnh đau đầu

Trong điều trị bệnh đau đầu, lá ngải cứu cũng cho thấy kết quả tương đối tốt với nhiều triệu chứng bệnh ly. Dưới đây, là những món ăn bài thuốc từ lá ngải cứu giúp điều trị và phong ngừa bệnh đau đầu:
+ Để chữa đau đầu với lá ngải cứu, bạn chỉ cần dùng lá ngải cứu + Muối + mật ong. Sau đó giã nát lá ngải cứu, vắt lấy nước, sau đó thêm mật ong vào phần nước cốt đã chiết được.
+ Nên uống hàng ngày vào buổi trưa và chiều trong khoảng 2 tuần, cách làm này sẽ giảm đáng kể chứng đau đầu thường gặp.

► Cầm máu

Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị. Đối với trường hợp này, các bạn dùng lá ngải cứu để sắc uống mỗi ngày. Còn trường hợp sơ cứu vết thương bị chảy máu thì dùng lá ngải cứu tươi giã nát, thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, rồi vo gọn đắp lên vết thương đang chảy máuNgải cứu có tác dụng cần máu nhanh, giảm đau nhức ở vết thương.

► Giúp an thai

Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

► Điều trị cơ thể suy nhược

Dùng cho người mới ốm dậy, trẻ gầy còi xương, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng, bỏ ăn: Dùng 250gr thuốc cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày.

Một số món ăn trị bệnh từ cây ngải cứu

Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.

Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh…). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.

Cháo ngải cứu: Chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 – 5 ngày.

Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.

Lưu ý: 

Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà. Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.

Hi vọng với 2 tác dụng của cây ngải cứu đối với làm đẹp và sức khỏe trên giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của loại cây thuốc nam này. Đồng thời, có được phương  pháp chữa bệnh hiệu quả! 

2 tác dụng của cây ngải cứu
Rate this post
2 tác dụng của cây ngải cứu
Rate this post
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 2 tác dụng của cây ngải cứu