Sự thật 9 tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng

Cây đinh lăng chắc không còn xa lạ gì với bất kì ai, bởi đây là một loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình. Không chỉ có vai trò là cây cảnh đẹp trong gia đình mà lá của cây cảnh được xem là nguyên liệu dùng thuốc, có nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe mà ít ai ngờ đến. Sau đây là 9  tác dụng của cây đinh lăng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, xin mời mọi người cùng theo dõi! 

9 tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
3.5 (70%) 2 votes

cay-dinh-lăng-tinmoi

Cây đinh lăng

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m.

Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại.

Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.  

9 tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
3.5 (70%) 2 votes

Những tác dụng của cây đinh lăng

► Bồi bổ cho sản phụ: Phụ  nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có  tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

► Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh kém tập trung,suy giảm trí nhớ,căng thẳng thần kinh,suy nhược thần kinh.Những người thiểu năng tuần hoàn não,tiền đình với các chứng hoa mắt,chóng mặt,mât ngủ,mất thăng bằng dùng cây đinh lăng có tác dụng rất tốt.

► Hoạt huyết dưỡng não: Dưới tác dụng của Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

► Thông tia sữa, căng vú sữa: Phụ nữ  đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể  lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

► Lợi tiểu: Trong dân gian,lá đinh lăng thường được dùng để làm thuốc lợi tiểu.Cũng vì tính năng này.Những bệnh nhân cao huyết áp khi đang lên cao có thể dùng lá đinh lăng nấu nước uống để tiểu được nhanh và huyết áp hạ.

►  Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

►Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

► Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

► Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

Cách ngâm rượu cây đinh lăng đúng cách

Để sử dụng cây đinh lăng đạt được hiệu quả tốt, bạn nên ngâm rượu, sắc thuốc, hoặc có thể dùng dưới dạng thuốc bột, thuốc viên. Sau đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu cây đinh lăng vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe:

Bước 1: Rễ đinh lăng nếu bạn mua thì rửa sạch để ráo còn nếu nhà có sẵn thì càng tốt. nếu bạn muốn ngâm lâu năm thì bạn rửa sạch phần đinh lăng sau đó để ráo trong bóng dâm.

Bước 2: Bình để ngâm đinh lăng các bạn rửa sạch, tốt nhất là nên dùng loại bình to có dung tích khoảng 12-15 lít cho thoải mái diện tích. sau đó bạn đặt cây đinh lăng vào trong hướng phần rễ xuống dưới cho đẹp rồi từ từ rót rượu vào. Rồi đậy lắp ngâm khoảng 1 tháng sau là chúng ta có thể dùng đc rồi.

Trên đây là 9 tác dụng của cây đinh lăng mà bài viết muốn chia sẻ đến các bạn, giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại cây quý hiếm này. Tuy nhiên, trong rễ đinh lăng có thành phần Saponin cao, nếu dùng nhiều dễ bị say, chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, mọi người cần sử dụng hợp lý! 

9 tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
3.5 (70%) 2 votes
9 tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
3.5 (70%) 2 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 9 tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng