Sự thật Tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)

Cây cải trời, hay còn gọi là cây cải đất, cải tảu bay – loại cây thường mọc dại, mà rất nhiều người cứ tưởng rằng chúng chỉ đơn thuần là một loại cỏ, mà không hay biết rằng chúng có tác dụng rất tốt trong việc sử dụng làm thực phẩm cho những bữa ăn và đặc biệt hơn chính là vai trò rất lớn đối với sức khỏe của chúng ta. Và để giúp bạn biết chi tiết hơn về điều này, nội dung bài viết hôm nay mà chúng tôi muốn chia sẻ chính là: Tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay). 

Tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)
4.8 (95.18%) 299 votes

Tên gọi của cây cải trời

  • Cây cải trời có tên gọi khác: Cải tàu bay, cải trời rừng, cải đất
  • Tên tiếng Anh: O kinawan spinach .
  • Tên khoa học: Gynura crepidioides Benth.
  • Tên đồng nghĩa: Crassocephalum crepidioides, tên khoa học Gynura crepidioides Benth.
  • Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
    Tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)
    4.8 (95.18%) 299 votes

Mô tả về cây cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)

  • Cây thuộc thảo, mọc đứng có thể cao tới 1m.
  • Thân mập, có rãnh, khía rõ rệt.
  • Lá dày, dài có răng cưa, hai mặt đều có lông, phần cuống lá có cánh.
  • Ở góc của cuống lá có hai tai nhỏ trông như lá kèn.
  • Cụm hoa đầu, đồng giao, mọc thành gù kép, mỗi gù con gồm 1-3 đầu.
  • Tràng mảnh chia làm 4 thùy, 4 nhị. Bầu hình trụ. Quả hình trụ, mang một chùm lông trắng ở đỉnh.
  • Mùa hoa: mùa hè.

Đặc điểm phân bố của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)

  • Cây một năm và thích hợp với đất ẩm, phân bố khá rộng.
  • Nó có thể mọc ở độ cao tới 2.500m và có thể tái tạo bằng hạt nảy mầm hoặc bằng thân cây.
  • Mùa hoa nở vào từ tháng 9 đến tháng 2, ra quả từ tháng 10 đến tháng 3.
  • Các đầu nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, bay theo gió và đem theo nhụy và hạt cây đến nơi khác để sinh sôi và phát triển.

Thành phần hóa học của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)

  • Trong rau tàu bay non có tới 93,1% nước, 2,3-2,5% protit, 1,7-1,9% gluxit, 1,6% xenluloza, 0,9% tro, 81mg% canxi, 25mg% p, 3,4% caroten, 10mg% vitamin C.
  • Cây rau tàu bay có giá trị dinh dưỡng tốt, không có chất độc gây phá hủy hồng cầu hay làm hại máu.
  • Nhưng vì rau tàu bay có chứa rất ít chất sắc cho nên nếu ăn lâu dài cần phối hợp rau tàu bay với những rau khác chứa nhiều chất sắc như bí đỏ, rau muống
  • Theo y học dân gian, cải tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
  • Thường dùng cả cây phơi khô làm thuốc trị cảm sốt, hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa và lợi tiểu. Dịch lá trừ giun, thu liễm, giã đắp trị mụn nhọt.

Tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)

Vai trò thực phẩm

Theo nghiên cứu khoa học, cây cải trời chứa 0,085% tinh dầu màu vàng mà trong thành phần có 66% cineol, 10% fenchon và khoảng 6% citral. Cho nên, chúng là loại rau vô cùng bổ dưỡng cũng như là loại nguyên liệu có thể chế biến ra những món ăn thơm ngon cho thực đơn của chúng ta. Cụ thể:

  • Được dùng để ăn sống: Cải trời non có thể dùng để ăn sống với các loại rau rừng khác. Khi ăn sống với cháo nóng hoặc chấm với thịt, cá kho.
  • Được dùng làm rau luộc: Cải trời có thể lược riêng hoặc luộc chung với các loại rau rừng khác.
  • Được dùng để xào: Cải trời được xào với thịt trâu, bò, vịt, chim rừng, rắn, ếch, nhái.
  • Nấu canh và nấu lẫu: Cải trời được nấu canh hay nấu lẩu với cá bầm vò viên, thịt cua, tép, xương ống…

Vai trò chữa bệnh

  • Cây cải trời có chữa hàm lượng chất xơ vô cùng phong phú, nên có tác dụng rất tốt trong việc nhuận trànhg, hạn chế quá trình hấp thu chất béo. Vì vậy, đây là loại thực phẩm vô cùng hữu ích cho những người béo phì hoặc đang muốn giảm cân.
  • Cây cải trời còn chứa một lượng lớn các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như: vitamin A, vitaminC, mà những vitamin lại có tác dụng trong việc chống ôxy hóa, khử gốc tự do.

Bên cạnh đó, cây cải trời được các nước vùng Đông Nam Á và Nam Á dùng như vị thuốc với nhiều công dụng.

  • Theo dược điển của Ấn Độ, cải trời có vị đắng, chát, chất làm se, tác dụng giải nhiệt, cầm máu, chống viêm, tiêu hóa, bệnh mắt, thuốc bổ gan, trừ đờm, giải nhiệt, hạ sốt, dịch lá trừ giun, hạ nhiệt, kích thích và lợi tiểu; rễ trừ tả. (Warner et al 1996).
  • Ở Ấn Độ, người ta còn dùng lá cây cải trời để trị đau bụng và để lọc sạch nước uống.
  • Ở Java, người ta cũng dùng chồi non nấu canh ăn. Đồng thời, sử dụng trong việc làm thuốc trị tràng nhạc, nhọt lở, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam, tức ngực, yếu phổi, ho có đờm, táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng.
  • Ở Malaixia, người ta dùng cây cải trời trong việc chế tạo tinh dầu thơm để xua đuổi sâu bọ.

Theo đông y Việt Nam thì cây cải trời có đặc tính: vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng. Dưới đây là bài thuốc được sử dụng từ cây cải trờ.

  • Các vị thuốc như: Bồ công anh, Kim ngân hoa, lá Sen, cành Tầm duột, Ngũ gia bì, Cam thảo.
  • Hướng dẫn: Sắc thuốc và uống hàng ngày 10-30g, hoặc có thể nấu thành cao sệt, uống lâu ngày, mỗi ngày độ 2 thìa canh pha với nước; dùng ngoài làm cao dán.

Chắc chắn rằng, với những tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay) mang lại với vai trò là loại thựuc phẩm hay vai trò là thảo dược, thì quả thật đây là loài cây vô cùng hữu ích đối với chúng ta, chứ không phải là loài cây dại mọc ven bờ ven bụi nữa nhé. 

Tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)
4.8 (95.18%) 299 votes

Tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)
4.8 (95.18%) 299 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Tác dụng của cây cải trời (cải đất, cải tàu bay)