Sự thật Tác dụng chữa bệnh của cây sâm cau

Sâm cau – loại cây mọc hoang tại những khu vực ven rừng ở một số tỉnh miền Bắc, cũng như vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Một trong những công dụng lớn nhất của loài cây này chính là ứng dụng vào lĩnh vực y học, khi đóng vai trò là một loại thảo dược. Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của cây sâm cau

Tác dụng chữa bệnh của cây sâm cau
Rate this post

Sơ lược về cây sâm cau

  • Sâm cau còn là ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan, tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae).
  • Sâm cau là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30cm, hay hơn.
  • Lá 3 – 6, hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau, dài 20 – 40cm, rộng 2,5 – 3cm, cuống lá dài khoảng 10cm.
  • Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, dạng củ to bằng ngón tay, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà.
  • Cụm hoa 3 – 5, hoa nhỏ màu vàng, mọc trên một trục ngắn nằm trong những lá bắc lợp lên nhau.
  • Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5cm, chứa 1 – 4 hạt.
  • Sâm cau mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi của một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam và cũng tìm thấy trên vùng đồi núi cao ở Lâm Đồng.

Thành phần hóa học của cây sâm cau

  • Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (căn hành), có tên dược liệu là tiên mao (Rhizoma Curculiginis). Người ta thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu.
  • Người ta đào lấy củ về, loại bỏ những rễ con, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm để khử độc, rồi phơi hoặc sấy khô.
  • Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, chấy nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan
  • Sâm cau là dược thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng testosteron (một nội tiết tố sinh dục nam).
    Tác dụng chữa bệnh của cây sâm cau
    Rate this post

Tác dụng của chữa bệnh của cây sâm câu

  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây sâm cau có công dụng rất lớn trong việc: chống oxy hóa, có khả năng làm nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường năng lực hoạt động của tuyến sinh dục nam, tăng cường khả năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiêt, tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành…
  • Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa.

Một số bài thuốc có dùng sâm cau

Chữa hen, tiêu chảy:

  • Rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng.
  • Dùng 12 – 16g, nấu với 250ml nước, sắc còn 50ml, uống một lần trong ngày, trước bửa ăn.

Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân:

  • Rễ sâm cau, hà thủ ô đỏ (chế đậu đen), hy thiêm thảo (cỏ đĩ), mỗi thứ 20g, xắt ỏng, nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 7 – 10 ngày (hoặc càng lâu càng tốt).
  • Ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml, trước bữa ăn.

Chữa sốt xuất huyết:

  • Sâm cau 20g (sao đen), cỏ mực 12g, trắc bá diệp 10g (sao đen), chi tử 8g (sao đen).
  • Nấu với 600ml nước, sắc còn 200ml, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:

  • Sâm cau 20g, sâm bố chính, trâu cổ (sung thằn lằn), câu kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, ba kích thiên, mỗi thứ đều 12g; nữ trinh tử, ngũ gia bì mỗi thứ 8g.
  • Tất cả rửa sạch, xắt lát mỏng, nhỏ, phơi hoặc sấy khô, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Bài thuốc “Nhị tiên thang” gồm:

  • Sâm cau (tiên mao), dâm dương hoắc (tiên linh tỳ), đương quy, ba kích, mỗi thứ 12g.
  • Nấu với 750ml nước, sắc còn 250nl, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Dùng chữa bệnh cao huyết áp, thích hợp với nam giới bị liệt dương do thận dương suy, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Một số món ăn – bài thuốc có dùng sâm cau

Thịt gà nấu sâm cau:

  • Chuẩn bị: thịt gà 250g, sâm cau 15g, dâm dương hoắc 15g. Gia vị các loại.
  • Cách làm: thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Hai loại dược liệu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đất, nấu với lượng nước vừa đủ, đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.
  • Tác dụng: bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối.

Rượu tiên mao:

  • Chuẩn bị: tiên mao (phơi sấy khô, xắt lát mỏng, phơi sấy khô, sao vàng) 50g, rượu gạo 500ml.
  • Cách bào chế: cho tiên mao vào rượu ngâm trong 7 – 10 ngày (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1 – 2 lần) là được.
  • Sử dụng: Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 30ml.
  • Tác dụng: bổ thận dương, trừ phong thấp. Thường dùng chữa liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược.

Những lưu ý khi sử dụng cây sâm cau

  • Sâm cau dùng liều cao và kéo dài sẽ gây cường dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực.
  • Chính vì vậy, những người có thể trạng âm hư hỏa vượng: người gầy, da khô, lòng bàn tay bàn chân ấm, thường sốt nhẹ vào buổi chiều, ra mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, nóng bứt rứt trong người, phiền muộn… thì không nên dùng sâm cau.

Với nội dung: Tác dụng chữa bệnh của cây sâm cau mà bài viết trên đây chia sẻ, chắc chắn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò trong lĩnh vực y học của loài thảo dược này.  

Tác dụng chữa bệnh của cây sâm cau
Rate this post

Tác dụng chữa bệnh của cây sâm cau
Rate this post
Trước:
Sau:

Bạn đang xem Tác dụng chữa bệnh của cây sâm cau