Sự thật 9 tác dụng của cây rau sam đất

Rau sam đất là loại rau mọc hoang nhiều ở sân vườn, không chỉ là một loại cỏ dại, nó còn biết đến là thực phẩm rau xanh tươi mát và là vị thuốc chữa bệnh vô cùng tốt cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi khám phá 9 tác dụng của cây rau sam đất dưới đây nhé! 

9 tác dụng của cây rau sam đất
4.6 (92.5%) 64 votes

1475891243-rau-sam-1

RAU SAM ĐẤT LÀ RAU GÌ?

Rau sam (danh pháp hai phần: Portulaca oleracea) là một loài cây sống một năm, thân mọng nước trong họ Rau sam (Portulacaceae), có thể cao tới 40 cm. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Đông, nhưng đã thích nghi với điều kiện môi trường ở các khu vực khác và có thể bị coi là một loài cỏ dại. Nó có thân bò sát mặt đất màu hơi hồng/đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn.

Các hoa màu vàng có 5 phần như thông thường và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Hoa mọc đơn tại phần tâm của các cụm lá và chỉ tồn tại trong vài giờ vào những buổi sáng nhiều nắng. Hạt được bao bọc trong các quả dạng quả đậu nhỏ, chúng sẽ mở ra khi hạt đã phát triển thành thục. Rau sam có rễ cái với các rễ thứ cấp dạng sợi và nó có thể chịu đựng được các loại đất sét rắn, nghèo dinh dưỡng cũng như chịu hạn tốt.

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA RAU SAM ĐẤT

Tuy được gọi là rau nhưng thường thì người ta chỉ coi nó như là cỏ dại, chỉ dùng nó như là một loại rau ăn lá rất hạn chế. Nó có vị hơi chua và mặn. Nó có thể dùng tươi trong xà lách hay luộc, nấu tương tự như rau bi na. Do các chất nhầy mà nó chứa nên nó cũng được coi là thích hợp cho một số món súp hay thịt hầm. 

9 tác dụng của cây rau sam đất
4.6 (92.5%) 64 votes

Rau sam chứa nhiều các axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài. Nó cũng chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.

Trong rau sam còn có hai loại betalain ancaloit, là các betacyanin màu đỏ (trong thân cây màu hồng/đỏ) và các betaxanthin màu vàng (trong các hoa và những phần màu vàng của lá). Cả hai loại ancaloit này đều là các chất chống ôxi hóa tiềm năng và người ta cũng phát hiện ra các tính chất chống đột biến gen trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

9 TÁC DỤNG CỦA CÂY RAU SAM ĐẤT

1. Rau sam đất có tác dụng chữa tiểu rát, tiểu máu: dùng 300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.

2. Có tác dụng làm lành vết thương: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được rằng, lá rau sam có tác dụng rất tốt trong việc làm lành các vết thương, giúp đẩy nhanh quá trình kéo da non ở vết thương. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần hái một nắm rau sam, đem rửa sạch giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Đắp trong vòng 7 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả nhưng cần phải thay lá mỗi ngày một lần nhé!

3. Sam đất trị giun: Rau sam là loại rau có tác dụng trị giun một cách hiệu quả, đặc biệt với các loại giun kim, giun đũa. Bạn có thể tiến hành làm như sau: Lấy 50g rau sam tươi, đem rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt (nên sử dụng rau sam vừa hái sẽ tốt hơn). Trước khi đi ngủ hoặc mỗi buổi sáng thức dậy khi chưa ăn gì hãy uống một cốc nước ép rau sam. Đợi 4h sau mới có thể ăn nhẹ. Thực hiện đều đặn từ 3 – 4 ngày sẽ giúp tẩy sạch giun cho bạn.

4. Chữa kiết lị: Rau sam là bài thuốc trị kiết lị khá hay được ông bà ta truyền lại và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Lấy 100g rau sam, 100g cỏ sữa, đem rửa sạch, cho vào ấm đun với 400ml nước. Đun cho đến khi nước cạn còn 100ml thì gạn ra lấy nước uống ngày 2 lần. Nếu kiết lị kèm hiện tượng hay đi ngoài thì có thể thêm vào 20g cỏ nhọ nồi.

5. Phòng ngừa bệnh tim mạch: Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

6. Trị trướng bụng: 300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công hiệu, bạn có thể tăng lượng rau sam lên đến 400 – 500g.

7. Trị tiểu đường: Rau sam giúp trị bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu rất tốt nên cực kì thích hợp cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh tiểu đường. Để trị tiểu đường, lấy khoảng 25g rau sam đun sôi cùng 4 lít nước. Đun trong vòng 30 phút sau đó gạn lấy nước uống như nước lọc mỗi ngày. Sử dụng trong 30 ngày sau đó ngừng một tuần lại uống tiếp.

8. Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu: Rau sam tươi và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Nên mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.

9. Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Rau sam tươi giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.

Rau sam đất mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh cho chúng ta, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai và những người hư hàn tiết tả không nên ăn rau sam nhé. Với 9 tác dụng của cây rau sam đất hi vọng mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Xem thêm tác dụng của:

9 tác dụng của cây rau sam đất
4.6 (92.5%) 64 votes
9 tác dụng của cây rau sam đất
4.6 (92.5%) 64 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 9 tác dụng của cây rau sam đất