Sự thật 9 tác dụng của cây khổ sâm

Khổ sâm là cây thuốc nam thường được sử dụng phổ biến trong dân gian để làm thuốc và trị nhiều căn bệnh khá nhau. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 9 tác dụng của cây khổ sâm và cách thực hiện các bài thuốc khá đơn giản từ loại cây này. 

Thuốc Tỳ Bách Thảo có tác dụng gì ?

Hệ thống chữa cháy Fm200

9 tác dụng của cây khổ sâm
3.3 (66.32%) 19 votes

Tìm hiểu về cây khổ sâm

Khổ sâm có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.Ở nước ta còn được gọi là  cây cù đèn, dã hòe, khẻ cốt, cây co chạy đón… Khổ sâm mọc nhiều ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và vùng Thái Bình Dương, ở Việt Nam, Sapa là địa phương loại cây này phân bố nhiều nhất. Đây là loại cây thân khá mảnh nhỏ, chỉ cao khoảng từ  0,7 – 1,0m, lá kép lông chim lẻ mọc so le. Cây thường ra hoa vào tháng 5 – 7 và có quả vào tháng 7 – 9.

kho-sam-137

Cây khổ sâm thường được nhiều người trồng trong vườn nhà để làm thuốc, cách trồng chủ yếu là dâm bằng cành hoặc ươm hạt vào mùa xuân. Bộ phận được thu hoạch chính cây khổ sâm là lá. Lá được thu hái khi cây đang ra hoa, có thể để lá tươi hoặc muốn dùng lâu thì đem phơi khô hoặc sao vàng.

Theo đông y, lá của cây khổ sâm có các thành phần hóa học là  Flavonoid, alcaloid, tanin, polyphenol với tính năng giải độc, sát khuẩn, thường sử dụng để điều trị những căn bệnh thường gặp như: trị đau bụng, kiết lỵ, viêm dạ dày,tá tràng… >> Xem chi tiết bệnh kiết lỵ tại đây

9 tác dụng của cây khổ sâm

Trị đau bụng không rõ nguyên nhân

Nếu bụng đột nhiên đau dữ dội mà không xác định rõ nguyên nhân là gì, bứt ngay vài lá khổ sâm tươi, thêm vài hạt muối và nhai nuốt. Nếu thấy sôi bụng và muốn nôn thì nhai thêm với miếng gừng sống.

9 tác dụng của cây khổ sâm
3.3 (66.32%) 19 votes

Trị đau bụng đi ngoài, chữa lỵ

Hái một nắm lá khổ sâm và lá phèn đen, đem rửa sạch, bỏ vào ấm đất, sắc uống như nước chè. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các vị thuốc như lá mơ lông, lá rau sam, lá khổ sâm, nhọ nồi, cỏ sữa,,, mỗi thứ 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Trị đau bụng lâm râm, ăn khó tiêu

Dây ngấy hương, lá khổ sâm hái đem phơi khô ngoài nắng. Sau đó lấy mỗi thứ 30 – 40g, thêm 3  lát gừng, sắc uống sẽ khỏi nhanh chóng. Nếu chỉ có một trong 2 thứ thì có thể sắc một thứ và uống như nước trà.

Trị mẩn đỏ, ngứa

Nếu đột nhiên cơ thể nổi mẩn đỏ khắp người và có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thì hái các vị thuốc gồm lá khổ sâm, kinh giới, lá trầu không, lá đắng đem nấu nước tắm xông hoặc tắm sẽ đỡ.

Trị rối loạn nhịp tim, các bệnh viêm phế quản, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ

Lá khổ sâm đem tán nhuyễn, thêm ít mật để vo thành những viên thuốc mềm, chia làm 2 lần mỗi lần.

Trị bệnh vảy nến

Khổ sâm, huyền sâm,sinh địa, kim ngân mỗi thứ 15g; quả Ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.

 Chữa loét dạ dày tá tràng

Lá khổ sâm, nhân trần, bồ công anh mỗi thứ 12g; chút chít, lá khôi mỗi vị 10g. Đem xay nhuyễn thành bột, mỗi ngày lấy 30g pha với nước đun sôi để nguội uống.

Trị đau dạ dày

12g lá khổ sâm, 20g lá bồ công anh, 50g lá khôi, cho vào ấm cùng 600 ml nước. Sắc đặc cho đến khi chỉ còn khoảng 200ml nước, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 3 ngày. Rồi lại uống tiếp cho đến khi khỏi.

Trị chốc đầu

Lấy lá khổ sâm nấu nước tắm hoặc hái lá tươi đem rửa sạch, giã đắp trực tiếp lên vùng chốc đầu.

Để tìm hiểu những tác dụng khác của cây khổ sâm, bạn xem tại : https://cayvala.com/cay-kho-sam/

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu thêm về 9 tác dụng của cây khổ sâm và có thêm những thông tin bổ ích cho mình. 

9 tác dụng của cây khổ sâm
3.3 (66.32%) 19 votes
9 tác dụng của cây khổ sâm
3.3 (66.32%) 19 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 9 tác dụng của cây khổ sâm