Sự thật 7 tác dụng của cây sa kê

Hầu hết người Việt Nam chúng ta đều nghỉ cây sa kê chỉ có tác dụng che mát, có người thì biết cây sa kê cho quả ăn rất ngon, nhưng không nhiều người biết cây sa kê có rất nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt. Sau đây hãy cùng bài viết 7 tác dụng của  cây sa kê tìm hiểu về cây sa kê cũng như những tác dụng chữa bệnh của cây sa kê đối với sức khỏe con người.

 

https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/7-tac-dung-cua-cay-sa-ke.jpg
7 tác dụng của cây sa kê

 

Cây sa kê là cây như thế nào?

Cây sakê còn gọi là cây bánh mì, có tên khoa học là Artocarrpus altilis (Park) Fosberg, cây được trồng phổ biến trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Người ta sử dụng quả, hạt, lá, vỏ thân và vỏ rễ cây sakê làm thực phẩm và dùng làm thuốc nữa.

Đặc điểm hình dáng: Sa kê là cây gỗ có thể cao tới 20 m (66 ft). Các lá to và dày bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Tất cả các phần của cây đều có chứa nhựa mủ, một loại nhựa cây có màu trắng sữa, được người ta dùng vào việc xảm thuyền. Sa kê là loài cây đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Các hoa đực ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Động vật thụ phấn cho nó là các loài dơi ăn quả thuộc Cựu thế giới trong họ Pteropodidae). Quả giả, phức hợp phát triển lên từ bao hoa phình ra và bắt nguồn từ 1.500-2.000 hoa. Chúng được nhìn thấy trên lớp vỏ quả như là các đĩa giống hình lục giác.

Sản lượng ra quả: Sa kê là một trong những loài cây lương thực có sản lượng cao, với một cây có thể ra tới trên 200 quả mỗi mùa. Tại miền nam Thái Bình Dương, cây sinh ra 50-150 quả mỗi năm. Tại miền nam Ấn Độ, sản lượng thông thường là 150-200 quả mỗi năm. Sản lượng dao động trong các khu vực khô và ẩm. Tại Tây Ấn, ước tính dè dặt nhất là 25 quả một cây mỗi năm. Các nghiên cứu tại Barbados chỉ ra năng suất tiềm năng 16-32 tấn/ha (6,7-13,4 tấn/mẫu Anh).

Quả hình trứng, kích cỡ to bằng quả bưởi chùm có bề mặt thô ráp và mỗi quả trên thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế, mỗi quả bế được bao quanh bằng bao hoa dày cùi thịt và phát triển trên đế hoa dày cùi thịt. Một vài giống cây trồng đã qua chọn lọc có quả không hạt.

Thành phần hóa học:

Quả xa kê chứa khoảng 25% cacbohydrat và 70% nước. Nó chứa trung bình khoảng 20 mg/100g là vitamin C và một lượng nhỏ khoáng chất (kali và kẽm) cùng thiamin (100 μg).

Công dụng của cây sa kê

Theo Đông y, lá Sa kê có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Thí nghiệm trên chuột tại Ấn Độ cho thấy cao khô (chiết bằng cồn 50 độ) của vỏ, lá Sa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20 mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng sẽ trở thành chất độc ở liều 80 mg/kg cơ thể. Liều lượng mỗi ngày dùng một lá dạng sắc uống, nhưng do lá có độc nên sau khi uống một tuần thì phải nghỉ một tuần, không được dùng liên tục như uống trà. Có thể dùng lá tươi hoặc là già, lá phơi khô đều được. Thịt của quả sakê có tác dụng bổ tỳ, ích khí; còn hạt sa kê thì có tác dụng bổ trung ích khí, lợi trung tiện; vỏ cây có tác dụng sát trùng.

7 tác dụng của cây sa kê

Với những công dụng của từng thành phần của cây sa kê , các thầy thuốc Đông y cũng như Tây y đã nghiên cứu và tìm ra các bài thuốc chữa trị một số bệnh thường xảy ra ở cơ thể người rất hiệu quả. Sau đây là 7 tác dụng chữa bệnh của cây sa kê mà bạn cần phải biết.

1. Cây sa kê chữa mụn, nhọt

Lá sa kê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc dùng lá sa kê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe.

2. Cây sa kê chữa Viêm gan

Dân gian sử dụng lá sa kê tươi đem nấu nước uống để chữa phù thũng và dùng cho người bị viêm gan. Chẳng hạn người ta dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50 gr củ móp gai tươi, 50 gr cỏ mực khô đem nấu nước chung để uống. Lá sa kê có công dụng giải độc, tiêu viêm; vỏ thân cây có tính sát trùng; rễ có công dụng làm dịu cơn ho; phần thịt của trái sa kê được dùng làm bánh ăn rất thơm ngon.

3. Cây sa kê chữa cao huyết áp

Một số trường hợp có huyết áp cao, người ta dùng 2-3 lá sa kê tươi đã vàng vừa rụng xuống, cùng 50 gr lá chè xanh và 50 gr rau bồ ngót tươi đem nấu nước uống trong ngày.

4. Cây sa kê chữa gout

Với bệnh gút, dùng độ 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr dưa chuột và 50 gr cỏ xước khô đem nấu nước uống trong ngày.

5. Cây sa kê chữa tiểu đường

Với bệnh tiểu đường (thể 2) thì lấy 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr trái đậu bắp tươi, và 50 gr lá ổi còn non đem nấu nước để uống trong ngày.

6. Cây sa kê chữa viêm gan vàng da

Những người bị viêm gan vàng da, có thể dùng lá sa kê còn tươi chừng 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20-50g. Tất cả đem nấu chung để lấy nước dùng trong ngày.

7. Cây sa kê chữa đau răng

Khi bị đau răng, để chữa cơn đau tạm thời trước khi đến khám ở nha sĩ, có thể lấy rễ cây sa kê đem nấu nước ngậm và súc miệng.

Ngoài ra ở một số nước, rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, Đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống.

Trên đây là 7 tác dụng của cây sa kê rất hiệu quả đối với việc trị bệnh của con người. Cây sa kê nhìn thì không thấy có nhiều tác dụng nhưng trong Đông y cây sa kê chính là vị thuốc nam được sử dụng rất nhiều. Từ xa xưa, nhân dân ta cũng đã biết đi tìm lá cây sa kê về để trị bệnh.

 

 

7 tác dụng của cây sa kê
4.4 (87.16%) 67 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 7 tác dụng của cây sa kê