Sự thật 7 tác dụng của cây nhàu

Cây nhàu hay còn gọi là cây ngao, nhầu núi, giầu, noni là một loại cây có công dụng rất lớn trong việc chữa bệnh, nên được coi những một loại dược thảo mà các thầy thuốc Đông y tin dùng. Cùng điểm dạnh 7 tác dụng của cây nhàu mang lại thông qua bài viết dưới đây nhé.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Mô tả về cây nhầu

  • Tên dân gian: cây ngao, nhầu núi, giầu, noni
  • Tên khoa học: Morinda citrifolia L
  • Họ khoa học: Thuộc họ cà phê ( Rubiaceae )
  • Cây nhàu là một cây thuốc quý, cây cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối.
  • Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm.
  • Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8.
  • Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài hừng 6 – 7 mm, ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm
  • Phân bố thu hái chế biến:Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii. ở Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây nhàu:

Quả nhàu

  • Ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thüng, đau gân, đái đường.
  • Nướng chín ăn để chữa lỵ. Ăn ngày 1-3 quả. Vì mùi hăng, nồng và cay nên khó ăn được nhiều.

Lá nhàu

  • Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non.
  • Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ.

Vỏ cây nhàu:

  • Nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.

Rễ nhàu

  • Ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ).

Rễ nhàu

  • Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, một số hiệu thuốc chế thành cao rễ nhàu.
  • Liều dùng mỗi ngày uống 30 – 40g, uống như nước chè, sau chừng 15 ngày sẽ có kết quả.
  • Người dân niềm Nam,  thường dùngnhàu làm thuốc điều kinh, hạ huyết áp, trị băng huyết, khí hư, bạch đới, viêm phế quản, ho hen, cảm mạo …

Thành phần hóa học của cây nhàu

  • Vỏ, quả và rễ chứa glucozit anthraquinonie, alkaloids, polysaccharides, sterol (quả và lá ), riêng quả còn có proxeronine, coumarin ….

7 tác dụng của cây nhàu:

  • Nhuận tràng nhẹ và lâu dài, Lợi tiểu nhẹ
  • Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm
  • Hạ huyết áp
  • Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do.
  • Giảm đau: Sử dụng trong những trường hợp chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T – tế bào đóng vai trò
  • Chống viêm: Có tác dụng rất lớn, khi sử dụng điều trị những trường hợp bệnh lý liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Đồng thời, loại cây này còn giúp giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây giàu

Chữa huyết áp cao

  • Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 – 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày.
  • Sau một đợt uống từ 10 – 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng, huyết áp sẽ ổn định.

Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt:

  • Lá nhàu tươi 3-5 lá tươi rửa sạch nấu với nửa lít nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày.
  • Uống liên tục 3-5 ngày.

Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao:

  • Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát.
  • Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml.
  • Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).

Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp:

  • Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g.
  • Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay

  • Quả nhàu già xắt lát mỏng 200g, ngâm với 2 lít rượu.
  • Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

Chữa đau lưng do thận:

  • Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g.
  • Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml.
  • Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).

Chữa táo bón ở người cao huyết áp:

  • Ăn quả nhàu với chút muối.

Chữa đau nhức do phong thấp:

  • Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g.
  • Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Với những thông tin cụ thể về 7 tác dụng của cây nhàu cũng như bài thuốc khi sử dụng loại cây này trong việc điều trị những bệnh lý, mà bài viết trên đây chia sẻ, chắc chắn đã giúp bạn rất nhiều trong việc giải đáp những thắc mắc về loại cây này, cũng như có thể áp dụng những phương thuốc này để điều trị những chứng bệnh mà mình gặp phải một cách hiệu quả. Chúng bạn thành công và nhanh chóng khỏe mạnh.

Bạn có thể xem các thông tin về cây nhàu tại https://cayvala.com/cay-nhau/

7 tác dụng của cây nhàu
4.3 (86.67%) 6 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 7 tác dụng của cây nhàu