Sự thật 7 tác dụng của cây huyết đằng

Huyết đằng là một loại cây khá đặc biệt vì thân cây cắt ra có nhựa màu đỏ trông rất giống máu người. Loại cây này rất khó tìm nhưng luôn được săn lùng ráo riết vì có nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp giới thiệu đến bạn 7 tác dụng của cây huyết đằng mà không phải ai cũng biết 

7 tác dụng của cây huyết đằng
3.9 (78.46%) 39 votes

Cây huyết đằng là loại cây ra sao?

Huyết đằng là một cây thuốc nam đã được phát hiện từ rất lâu và được ghi chép lại trong các sách về thuốc cách đây hàng trăm năm. Loại cây này thường được gọi bằng nhiều cái tên khác như “phong đằng”, “hoạt huyết đằng”, “cửa tầng phong”, không ít người cũng gọi chúng bằng cái tên khá đáng sợ đó là “dây máu người”, “dây huyết gà”. Tên khoa học của cây là Spatholobus suberecstus Dunn, thuộc họ đậu.

201503104036_dsc_2032

Huyết đắng là loại dây leo thân dài đến 10m, có vỏ ngoài màu hơi nâu. Loại cây này thường chỉ mọc ở những khu rừng đại ngày ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Hoa Bình, Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn… Những trong những năm gần đây lượng người tìm hái kê huyết đằng ngày càng nhiều hơn để bán cho thương lái Trung Quốc đã khiến loại cây này ngày càng ít hơn.

Theo đông y, cây huyết đằng có vị đắng, ngọt, tính bình, thường được sử dụng nhiều để bổ máu và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Loại cây này thường sử dụng cho những đối tượng như: người ốm yếu, suy nhược cơ thể, Phụ nữ kinh nguyệt không đều; người già bị phong thấp, đau nhức; người khí huyết hư hàn.

7 tác dụng của cây huyết đằng

Một số bài thuốc thông dụng từ kê huyết đằng (vị thuốc thu được từ nước cốt cây huyết đằng):

7 tác dụng của cây huyết đằng
3.9 (78.46%) 39 votes

Trị đau lưng, gối mỏi

16g huyết rồng; tục đoạn, xuyên khung, cẩu tích, dây đau xương mỗi thứ 12g. Các vị thuốc trên đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày. Sử dụng khoảng 6 thang sẽ thấy hiệu quả.

Cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm

Chuẩn bị: 90g kê huyết đằng, đem rửa sạch, sắc lấy nước. Cho vào 1 – 2 quả trứng gà nấu như canh, nên kiên trì ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để bồi bổ sức khỏe.

Kinh nguyệt không đều

Phụ nữ nếu kinh nguyệt không đều lấy 16g huyết rồng, 10g ngưu tất, 6g nghệ vàng, 12g ích mẫu.  Sắc uống mỗi ngày một thang. Sử dụng liên tục 5 – 10 ngày tình trạng trên sẽ dứt.

Trị khí huyết hư, thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

16g huyết rồng; đương quy, hà thủ ô, thục địa mỗi thứ 12g, 10g nhân sâm. Sắc uống ngày 1 thang chia làm hai lần, nên uống ngay khi thuốc còn nóng. Dùng từ 3 – 5 ngày.

Trị đau dạ dày

15-56-12_ke-huyen-dang-chua-dau-nhuc-2

Dùng Kê Huyết đằng từ 16 đến 20g. Sắc nước, hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao đều được. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thử cách sau đây Kê Huyết Đằng, Rau má (khô), Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Đỗ đen (sao), Ý dĩ, Cam thảo dây mỗi thứ 12g, Đảng sâm 16g. Sắc uống 1 ngày 1 thang sẽ rất đỡ.

Chữa đau lưng

Kê huyết đằng, tỳ giải, rễ trinh nữ, ý dĩ  mỗi thứ 16g; cỏ xước 12g; quế chi rễ lá lốt,  thiên niên kiện mỗi thứ 8g; trần bì 6g. Sắc uống.

Chữa thiếu máu, hư lao

Kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 -10  ngày. Mỗi lần uống 25ml, ngày hai lần. Để có hiệu quả cao hơn có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Có thể dùng cao đặc cô từ nhựa, mỗi ngày uống 2 – 4g, pha với ít rượu. Xem chi tiết tại website: http://toptacdung.com

Mong rằng qua bài viết 7 tác dụng của cây huyết đằng trên đây bạn đã có thêm những thông tin bổ ích hơn cho mình để có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. 

Xem thêm tác dụng của:

7 tác dụng của cây huyết đằng
3.9 (78.46%) 39 votes
7 tác dụng của cây huyết đằng
3.9 (78.46%) 39 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 7 tác dụng của cây huyết đằng