Sự thật 6 tác dụng của cây hồng rừng

Trong những năm gần đây, cây hồng rừng đã dần được nhiều người tiêu dùng ở nước ta biết đến và tìm mua với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài việc là một loại cây ăn quả thơm ngon, hồng rừng có có thể chữa trị được khá nhiều căn bệnh khác nhau. Cùng tham khảo một 6 tác dụng của cây hồng rừng trong bài viết dưới đây để biết thêm về một câu thuốc đơn giản, dễ tìm nữa nhé. 

6 tác dụng của cây hồng rừng
2.3 (46.67%) 6 votes

Một số thông tin cơ bản về cây hồng rừng

Cây hồng là một trong những loại cây ăn quả khá quen thuộc và được bày bán ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Loại cây này thường phân bố chủ yếu ở  khu vực miền núi và chỉ một số ít các tỉnh đồng bằng. Hồng rừng thường gồm hai loại là hồng ngọt” và “hồng chát”, đúng như tên gọi của mình, hồng ngọt khi vừa thu hoạch từ cây sẽ có vị ngọt tự nhiên, khá thơm ngon, trong khi đó hồng chát thì khó ăn hơn và phải khử bớt vị chát mới dùng được.

han-che-cay-hong-gion-rung-qua-non

 Cây hồng thường được trồng chủ yếu để lấy quả, quả hồng là một loại trái cây thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Theo các phân tích, cứ mỗi 100g thịt hồng quả thì có: 0,7g protein, 19,1mg phôtpho, 0,2 mg sắt, 0,16mg caroten, 10mg canxi, 0,2mg vitamin PP… Ngoài ra, quả hồng, lá hồng còn thường được sử dụng để làm các thành phẩm khác như làm mứt, xay sinh tố, trà… Theo đông y, mọi bộ phận của cây hồng như lá, thân, rễ, quả, đều có thể dùng làm thuốc và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau rất hiệu quả.

6 tác dụng của cây hồng rừng

Trị bệnh tăng huyết áp

Nếu bị tăng huyết áp, chọn những quả hồng chín còn tươi (không bị sâu, dập nát), đem xay nhuyễn, hòa với sữa hoặc nước cơm để uống, sẽ có vị ngọt và rất thơm ngon. Uống mỗi lần nửa chén, ngày 3 lần sẽ giúp ổn định huyết áp, đồng thời phòng ngừa tình trạng “trúng phong” (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.

6 tác dụng của cây hồng rừng
2.3 (46.67%) 6 votes

Trị dị ứng

Chọn những quả hồng sống, còn xanh. Lấy khoảng 500g thịt hồng, đem giã nhuyễn, thêm vào 1500ml nước, trộn sao cho thật đều rồi đem phơi nắng trong 7 ngày. Sau đó, lọc bỏ phần bã, phơi tiếp 3 ngày rồi mới đem rót vào lọ. Hằng ngày, lấy bông tẩm thuốc, bôi nhẹ nhàng lên khu vực bị dị ứng 3-4 lần.

Kiết lị, viêm ruột

Lấy hồng khô thái nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột mịn để uống dần. Mỗi lần lấy 5g bột chiêu với nước rồi uống 3 lần

Trĩ nội, đại tiện xuất huyết

9150ff6c44a06ee

Lấy 12g quả hồng đã phơi khô đem sắc uống hoặc nấu cháo ăn ngày 2 lần. Cũng có thể lấy quả hồng khô, rang vàng, tán mịn, uống ngày 2 lần, mỗi lần 6g.

Chữa chảy máu dạ dày, ho ra máu do mắc lao

Nhặt lá hồng vừa mới rụng trực tiếp từ trên cao xuống vào mùa thu. Đem rửa sạch, phơi khô dưới nắng, nghiền thành bột mịn. Hòa với nước uống ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 3g. Kiên trì sử dụng liên tục khoảng 1 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Trị mất ngủ, hỗ trợ điều trị bệnh ung thực quản, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Nếu gặp phải các triệu chứng trên chỉ cần áp dụng cách đơn giản sau, bạn sẽ không còn lo lắng nữa. Mỗi ngày hái khoảng 15 -20g lá hồng đem rửa sạch, cho vào ấm nấu cùng nước sôi. Uống như nước trà mỗi ngày,  có thể dùng thường xuyên vì hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Chữa nấc cụt

Khi bị nấc cụt chỉ cần hái 3- 5 cái cuống hồng,thêm 5 lát gừng và 5-6g đinh hương sắc uống sẽ khỏi. Nếu không có đinh hương thì vẫn có thể dùng cuống hồng và gừng.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết được 6  tác dụng của cây hồng rừng và có thêm những kinh nghiệm trị bệnh hữu ích cho bản thân và gia đình. 

6 tác dụng của cây hồng rừng
2.3 (46.67%) 6 votes
6 tác dụng của cây hồng rừng
2.3 (46.67%) 6 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 6 tác dụng của cây hồng rừng