Sự thật 14 tác dụng của cây rau sam

Rau sam là loại cây có thân mọng nước, rất dễ tìm thấy trên các đồng ruộng, trong vườn, cây rất dễ sống. Rau sam được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình ở nông thôn, vị hơi chua, mềm, rất dễ ăn. Trong Đông y, rau sam cũng là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Sau đây là 14 tác dụng của cây rau sam

https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/14-tac-dung-cua-cay-rau-sam.jpg
14 tác dụng của cây rau sam

Cây rau sam là cây như thế nào?

Rau sam có tên là khoa học: Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau sam Portulacea.

Đặc điểm: Thân cao khoảng 10 – 30cm, gồm nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt nhỏ màu đen.

Cây mọc bò lan trên mặt đất, thân mập, nhẵn, có màu đỏ nhạt và có nhiều cành. Lá màu xanh, hình bầu dục, không cuống, phiến lá dày, mặt láng, cuối phiến lá hơi nhọn. Hoa có màu vàng, bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được để làm các món ăn như luộc, canh, xào hoặc làm vị thuốc.

Ở nông thôn, người dân thường nhổ về luộc hoặc nấu canh, xào ăn như những loại rau khác. Rau sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu.

Những loại thường gặp nhất là:

– Rau sam xanh (Green Purslane): đây là giống nguyên thủy mọc hoang, có khuynh hướng mọc thẳng đứng hơn bò lan.

– Rau sam vàng (Golden Purslane): có lá màu vàng nhạt, khi nấu chín thì mùi vị giống loại trên.

Thành phần dinh dưỡng:  trong rau sam có nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, acid folic và cholin vì có nhiều sắt nên thân cây có màu đỏ tía hoặc đỏ thẫm. Trong rau sam không có cholesterol, không có chất béo. Vì thế là loại rau thanh đạm rất lý tưởng. 100g rau sam có chừng 93g nước nên xứng đáng là loại rau thải độc. Trong rau sam có chứa các chất vi lượng quý như đồng, magie, mangan, kẽm nên có hoạt tính chống các khối u, hữu ích cho người bị các bệnh lý mãn tính, tiếp xúc nhiều với phóng xạ. Rau sam có chứa các chất hoạt hóa thần kinh như DOPA, dopamin nên có ích cho trí nhớ. Rau sam có khả năng thải trừ bisphenol A, một chất độc, nên giúp cơ thể thanh lọc hiệu quả.

Công dụng của cây rau sam: Trong Y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng. Vì rau sam có vị chua, nên rất tốt cho kích thích tiêu hóa. Vì rau sam có tính hàn nên có khả năng thanh nhiệt trị các chứng nóng trong, nóng ngoài của mùa hè. Vì có kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột. Vì rau sam có khả năng tiêu thũng nên có tác dụng điều trị các chứng mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da, các chứng đầy bụng, trướng bụng.

Xem thêm 6 tác dụng của cây nhàu https://cayvala.com/cay-nhau/

14 tác dụng của cây rau sam

Mặc dù chỉ là một loại rau hay mọc trong vườn nhà nhưng cây rau sam là một vị thuốc Đông y rất quý. Không những vậy, việc bào chế thuốc từ câu ray sam rất dễ dàng, bạn chỉ cần sử dụng những dụng cụ đơn giản thì vẫn tạo ra được một bài thuốc để chữa bệnh từ cây rau sam. Sau đây là 14 tác dụng của cây rau sam mà các thầy thuốc Đông y đã tìm ra và được nhân dân ta sử dụng từ nhiều năm qua.

1. Làm lành vết thương:

Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan. Các nhà nghiên cứu sử dụng lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương. Kết quả cho thấy P. Oleracea đẩy nhanh tiến trình kéo da non vết thương.

2. Chống lão hóa:

Các nghiên cứu tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng – Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) đã cho thấy: Rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy hóa.

3. Tác dụng diệt khuẩn:

Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh. Xem thêm tác hại của vi khuẩn Shigella tại >> http://tybachthao.com.vn/vi-khuan-shigella/

4. Chữa sỏi thận:

Uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi. Khi đó, các hạt sỏi sẽ bị tống hết ra ngoài.

5. Trẻ em chốc đầu:

Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với dầu dừa bôi.

6. Hỗ trợ trong điều trị bệnh Goute:

Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).

7. Trị trướng bụng:

300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công hiệu, bạn có thể tăng lượng rau sam lên đến 400 – 500g.

8. Trị tiểu rát, tiểu máu:

300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.

9. Phòng ngừa bệnh tim mạch:

Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

10. Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu:

Gần đây, các nhà khoa học còn cho biết, trong rau sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.

Rau sam tươi và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Nên mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.

11. Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Rau sam tươi giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.

12. Trị giun: lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Dùng ngày nào thì đi hái rau sam ngày đó. Nếu bạn hái rau sam để sẵn trong tủ lạnh, hoạt chất sẽ bị giảm và ít có giá trị với giun. Hãy uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. Uống liền trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.

13. Trị kiết lỵ: lấy rau sam 100g, cỏ sữa 100g. Hai loại này rửa sạch, đem đun lẫn với 400ml nước. Khi nào cạn còn chừng 100ml thì gạn nước ra để uống, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu có thêm đi ngoài ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi 20g đun lẫn.
Trong trường hợp thấy khó uống có thể ép rau sam lấy nước với lượng rau sam như trên. Hòa lượng nước cốt này của rau sam hòa với 100nl nước, đun sôi, sau đó cho thêm 1 thìa mật, chừng 10g, hòa vào nước rau sam đã đun chín cho dễ uống.

14. Trị mụn nhọt: lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.

Với 14 tác dụng của cây rau sam bạn có thể thấy rau sam là loại rau rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Rau sam vô cùng mát, là vị thuốc Đông y quý nhưng không khó tìm, bạn có thể trồng rau sam trong vườn nhà mình và nấu trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình. Nhưng vì rau sam rất mát nên những người có tính hàn, bị tiêu chảy, hay người mang thai không nên ăn rau sam.

14 tác dụng của cây rau sam
5 (100%) 2 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 14 tác dụng của cây rau sam