Sự thật 10 tác dụng của cây rau bắp cải

Rau bắp cải là loại rau được sử dụng nhiều trong các bữa ăn gia đình, không chỉ chế biến thành nhiều món ăn ngon, rau bắp cải còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp chữa được nhiều bệnh. Sau đây là 10 tác dụng của cây rau bắp cải mà bài viết muốn gởi đến bạn đọc, các bạn cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn nhé! 

Xem bài viết

10 tác dụng của cây rau bắp cải
4.7 (93.33%) 27 votes

images1042726_bap_cai

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CÂY RAU BẮP CẢI

Rau bắp cải hay còn gọi là cải sú, cải bắp, thuộc họ cải – Brassicaceae.Nó là cây thân thảo, sống hai năm, và là một thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng.

Cải bắp được trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía bắc, miền trung và Tây Nguyên. Cải bắp thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hóa (nhiệt độ cần thiết để phân hoá mầm hoa) là 1 – 10°C trong khoảng 15 đến 30 ngày, tùy thời gian sinh trưởng của giống.

Cây thảo có thân to và cứng, mang vết sẹo của những lá đã rụng. Lá xếp ốp vào nhau thành đầu, phiến lá màu lục nhạt hay mốc mốc và có một lớp sáp mỏng, có những lá rộng với một thuỳ ở ngọn lớn, lượn sóng. Vào năm thứ hai cây ra hoa. Chùm hoa ở ngọn mang hoa màu vàng có 4 lá đài, 4 cánh hoa, cao 1,5-2,5cm, 6 nhị với 4 dài, 2 ngắn. Quả hạp có mỏ, dài tất cả cỡ 10cm, chia 2 ngăn; hạt nhỏ cỡ 1,5mm. 

10 tác dụng của cây rau bắp cải
4.7 (93.33%) 27 votes

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA RAU BẮP CẢI

Trong rau bắp cải có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, vô cùng tốt cho sức khỏe mà các loại rau khác không hề có. Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol-33 carbinol.

Cải bắp thường được dùng làm rau để chế biến các loại thức ăn như rau luộc, rau xào với thịt nạc và tôm như các món xào khác, nấu canh thịt; cũng dùng làm nộm, muối dưa ăn xổi như muối dưa cải gia thêm tỏi, rau răm, đường, muối; cải bắp muối xổi ăn giòn, hơi mặn, hơi chua, thơm mùi rau răm, tỏi. Khi có nhiều thì đem muối vào khạp chứa muối và phèn chua, rồi ngâm trong một vài tuần thì cải bắp sẽ chua và ăn được.

tri-ho-tieu-dom-dut-diem-voi-rau-bap-cai-2

10 TÁC DỤNG CỦA CÂY RAU CẢI BẮP

1. Chữa táo bón

Nếu bạn đang bị chứng táo bón hành hạ thì hãy bổ sung rau bắp cải vào chế độ ăn hàng ngày. Bắp cải rất nhiều chất xơ, một loại chất đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy mà bắp cải là loại thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả.

2. Chữa ho nhiều đờm

Dùng 80 – 100g bắp cải, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống. Nước ép cải bắp có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.

3. Chống viêm và giảm đau

Giống như thuốc, bắp cải không chỉ có thể làm giảm các triệu chứng đau khớp mà còn có thể ngăn ngừa và điều trị đau họng do cúm. Do đó những bệnh nhân bị viêm khớp thường có thể ăn bắp cải. Đồng thời, để ngăn chặn sự viêm cổ họng do cúm, bạn có thể ăn bắp cải nhiều hơn.

4. Diệt khuẩn và giảm ngứa

Nếu ai hay bị mắc các căn bệnh ngoài da thì có thể yên tâm bổ sung bắp cải vào thực đơn hàng ngày bởi bắp cải có chứa một lượng lớn lưu huỳnh và tác dụng chính là diệt vi khuẩn và giảm ngứa. Chính vì vậy mà nếu ngay từ nhỏ, chúng ta ăn nhiều bắp cải sẽ giúp bé có được làn da đẹp sau này.

5. Phòng tiểu đường và béo phì

Các chất trong bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết, vì thế có tác dụng phòng bị tiểu đường tuýp 2. Mặt khác, rau bắp cải có tác dụng ngăn chặn glucid chuyển hóa thành lipid (chất béo) là một trong những nguyên nhân gây tăng cân, béo phì.

6. Cải thiện tinh thần

Bắp cải có chứa tryptophan, một thành phần của protein. Thành phần hóa học có thể làm dịu các dây thần kinh và thúc đẩy việc sản xuất serotonin, đó là một loại hoóc môn hạnh phúc. Ngoài ra, cũng chứa selen không chỉ là nguyên tố vi lượng mà còn có tác dụng cải thiện cảm xúc của con.

7. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Bắp cải giàu vitamin C. Hàm lượng của vitamin C chứa trong 200 gam bắp cải là gấp hai lần vitamin C chứa trong cam. Ngoài ra, bắp cải cũng có thể cung cấp một số nhất định chất chống oxy hóa, trong đó có một vai trò quan trọng trên cơ thể con người, chẳng hạn như vitamin E và tiền vitamin A (β-carotene). Những chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi những thiệt hại của các gốc tự do và có thể thúc đẩy việc cập nhật của các tế bào.

8. Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nước ép từ bắp cải có tác dụng trong việc làm lành các vết viêm, loét, nhất là loét ở dạ dày. Chính vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung thường xuyên nước ép rau bắp cải để cải thiện căn bệnh này. Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống, mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì, có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác. Vì vậy nếu bạn bị loét dạ dày, tá tràng hãy uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt.

9. Phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ

Theo các nghiên cứu, ăn các loại rau họ cải đặc biệt là bắp cải và dưa bắp cải có thể giúp giảm nguy cơ một số loại ung thư, trong đó có ung thư vú. Các nhà khoa học của trường đại học Michigan đã kết luận rằng những phụ nữ ăn 4-5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Sở dĩ như vậy là vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Qua thực nghiệm cho thấy trong chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú.

10.Giảm các bệnh tim mạch

Cải bắp có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ vữa xơ mạch máu, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Thông tin thêm về nước ép bông cải xanh >> https://moingay.org/nuoc-ep-bong-cai-xanh/

Lưu ý: trong cải bắp có chứa một lượng nhỏ goitrin – chất này có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây nên bệnh bướu cổ. Vì vậy, đối với những bệnh nhân bị bướu cổ không nên ăn rau bắp cải quá nhiều, nó sẽ khiến bướu cổ phù to ra. Ngoài ra, những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Đối với người táo bón, tiểu ít cũng không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Hi vọng với bài viết: 10 tác dụng của cây rau bắp cải cung cấp đến những thông tin hữu ích, giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại rau giàu giá trị này. 

10 tác dụng của cây rau bắp cải
4.7 (93.33%) 27 votes
10 tác dụng của cây rau bắp cải
4.7 (93.33%) 27 votes
Trước:
Sau:

Bạn đang xem 10 tác dụng của cây rau bắp cải